Trung tâm YTDP huyện Lạc Thủy tiếp nhận vật tư, tài liệu truyền thông phục vụ công tác tiêm chủng từ Trung tâm YTDP tỉnh.

Trung tâm YTDP huyện Lạc Thủy tiếp nhận vật tư, tài liệu truyền thông phục vụ công tác tiêm chủng từ Trung tâm YTDP tỉnh.

(HBĐT) - Chiến dịch tiêm vắc xin sởi, rubella miễn phí năm 2014 - 2015 cho trẻ từ 1-14 tuổi là chiến dịch tiêm chủng toàn quốc có quy mô lớn nhất từ trước đến nay do Bộ Y tế triển khai. Mục đích nhằm tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh sởi, rubella, hướng tới mục tiêu loại trừ bệnh sởi vào năm 2017, khống chế bệnh rubella và hội chứng rubella bẩm sinh.

 

Chiến dịch được triển khai thí điểm tại 4 địa phương từ ngày 15/9-2/10. Ngay sau đó, chiến dịch sẽ triển khai đồng loạt trên cả nước vào tháng 10, dự kiến kết thúc vào tháng 2/2015 với khoảng 23 triệu trẻ được tiêm phòng. Tỉnh ta dự diến sẽ cùng cả nước tiêm 2 loại vắc xin trên trong tháng 10. Tuy nhiên, ổ dịch sởi đã bùng phát với số ca mắc nhiều tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) từ cuối tháng 8 đến nay. Vì vậy, theo chỉ đạo của T.Ư, tỉnh, huyện Mai Châu đã bắt đầu triển khai tiêm vắc xin sởi, rubella cho trẻ từ 1-14 tuổi sớm hơn dự kiến, bắt đầu từ ngày 17/9.

 

Đồng chí Vì Văn Ừa, Giám đốc Trung tâm YTDP huyện Mai Châu cho biết: Sau khi phát hiện ổ dịch sởi tại xã hang Kia, Pà Cò, huyện đã báo cáo lên Sở Y tế. Sở đã kịp thới đề nghị Viện vệ sinh dịch tễ T.Ư cấp 2.000 liều vắc xin, bơm kim tiêm và tiến hành tiêm phòng cho các đối tượng cảm nhiễm của 2 xã. Đồng thời, chuẩn bị các điều kiện để tiến hành tiêm cho tất cả trẻ 1 – 14 tuổi trong toàn huyện, mục tiêu trên 95% trẻ được tiêm phòng. Qua rà soát, tổng số trẻ trong diện tiêm khoảng trên 11.000 trẻ. T.Ư đã cấp cho huyện 12.000 liều vắc xin sởi, rubella. Để bảo đảm an toàn và đáp ứng tốt nhiệm vụ tiêm phòng, huyện tổ chức chiến dịch theo phương thức cuốn chiếu. Toàn huyện có 23 xã, thị trấn chia thành 4 đợt tiêm tại 4 cụm xã. Đợt 1 tiêm tại cụm xã có nguy cơ cao, giáp ranh với ổ dịch sởi ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò. Đợt tiêm này diễn ra trong 3 ngày 17 – 19/9. Riêng trong buổi sáng ngày 17/9, nhân dân đã đưa con em đến trạm y tế đầy đủ theo kế hoạch và cán bộ y tế đã tiêm cho 1.999 trẻ. Đến nay, chưa có báo cáo về các trường hợp phản ứng sau tiêm. Sau khi hoàn thành đợt 1, huyện mới chuyển sang tiêm đợt 2 (từ 20-22/9), đợt 3 (23-25/9), mỗi đợt 7 xã. Riêng đợt 4, tiêm vắc xin sởi, rubella tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò vào tháng 11 (sau khi tiêm vắc xin sởi 1 tháng).

 

Sau huyện Mai Châu, tất cả các huyện, thành phố sẽ tiến hành tiêm vắc xin sởi, rubella miễn phí trong tháng 10. Trong công tác chuẩn bị, BCĐ chiến dịch tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 79 giao nhiệm vụ, kinh phí triển khai thực hiện cụ thể cho các đơn vị chức năng, huyện, thành phố. Trong đó, Dự án Gavi hỗ trợ trên 2,2 tỉ đồng. Tỉnh đặt mục tiêu, trên 95% trẻ từ 1 – 14 tuổi được tiêm vắc xin sởi, rubella trong chiến dịch, đảm bảo an toàn, chất lượng tiêm chủng. Theo chỉ đạo, từ tuyến tỉnh đến huyện, xã thành lập BCĐ, Ban điều hành. Trung tâm YTDP tỉnh tổ chức tập huấn về hướng dẫn lập kế hoạch, tổ chức điểm tiêm, sử dụng vắc xin, tiêm chủng an toàn, phòng chống sốc… cho cán bộ tuyến huyện. Số cán bộ tuyến huyện được tập huấn có trách nhiệm tập huấn cho cán bộ trạm y tế xã. Công tác điều tra đối tượng tiêm tiến hành theo 3 nhóm tuổi ở từng xóm, bản, trường học, nhà trẻ, đảm bảo không bỏ sót đối tượng. Theo điều tra tại 1.085 xóm, bản thuộc 210 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thành phố dự kiến có 194.243 trẻ trong diện tiêm theo 3 nhóm: từ 1 – 5 tuổi 86.540 trẻ, từ 6 – 10 tuổi 64.220 trẻ, từ 11-14 tuổi 43.483 trẻ. Việc bố trí điểm tiêm tùy điều kiện địa lý, nhân lực tại các xã nhưng phải đảm bảo theo Thông tư 12 của Bộ Y tế. Điểm tiêm cố định đặt tại trạm y tế, điểm tiêm lưu động bố trí tại các trường học, nhà văn hóa thôn bản. Mỗi điểm tiêm cố định có tối thiểu 3 nhân viên y tế, điểm lưu động 2 nhân viên y tế và cần có nhân lực tuyên truyền, hỗ trợ tiêm chủng. Sau điều tra sơ bộ, tổng số điểm tiêm dự kiến là 1.876 điểm. Về điểm thường trực cấp cứu lưu động có thể bố trí tại xã trung tâm nhất trọng cụm và duy trì trong suốt thời gian chiến dịch. Mỗi điểm tối thiểu có 3 cán bộ có kỹ năng cấp cứu chống sốc và các trang thiết bị. Sau mỗi buổi tiêm, các xã cập nhật kết quả và tiếp tục rà soát lại để nắm bắt đối tượng còn sót, vận động đi tiêm vét. Công tác truyền thông kết hợp nhiều hình thức khác nhau để thông tin đến được đối tượng đích và thực hiện liên tục ít nhất 2 tuần trước chiến dịch.

 

Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh Trần Thị Ái Hương cho biết: Bệnh sởi, rubella rất nguy hiểm. Trẻ mắc sởi có thể bị các biến chứng tiêu chảy, viêm phổi nặng, viêm não, mù lòa, suy dinh dưỡng và có thể tử vong. Bệnh rubella nếu người mẹ bị nhiễm trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sảy thai, thai chết lưu, trẻ sinh ra có thể mắc hội chứng rubella bẩm sinh, gồm: các dị tật tim, điếc, chậm phát triển, đa dị tật…. Hai loại bệnh trên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để phòng bệnh. Vì vậy, các gia đình cần đưa con em đi tiêm đầy đủ.

 

                                                                                              

 

                                                                                 Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục