(HBĐT) - Ngày 15/9, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 56/KH-UBND về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm H5N6 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu nhằm chủ động phòng, chống bệnh cúm gia cầm H5N6 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác lây lan vào địa bàn tỉnh, ổn định phát triển chăn nuôi gia cầm, bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh và cách phòng, chống.
Cụ thể, tiêm phòng vắc xin cúm cho 100% đàn gia cầm nuôi trong diện tiêm phòng. Giám sát dịch tễ, phát hiện sớm, báo cáo kịp thời các ổ dịch cúm trên gia cầm có hệ thống từ cấp cơ sở đến huyện, tỉnh. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện phòng, chống bệnh cúm gia cầm cho cán bộ thú y từ tỉnh đến cơ sở. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong phòng, chống bệnh cúm. Tại các xã, phường, thị trấn thực hiện chăn nuôi theo quy hoạch, có kiểm soát. Thực hiện tốt việc khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên, định kỳ khử trùng tiêu độc chuồng trại.
UBND tỉnh đã đưa ra 4 giải pháp và trong công tác tổ chức thực hiện đã giao nhiệm vụ cụ thể cho BCĐ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của tỉnh, các ngành thành viên BCĐ và các cơ quan: UBMTTQ tỉnh, Sở NN&PTNT, Y tế, TT&TT, VH-TT&DL, Báo Hòa Bình, Đài PT-TH tỉnh, các đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, phường, xã, thị trấn. Trong đó, dự kiến triển khai tiêm phòng vắc xin cúm cho đàn gia cầm vào tháng 10 – 11/2014. Trước khi tiêm, UBND xã, phường, thị trấn thông báo cho người chăn nuôi biết thời gian, địa điểm tiêm. Đối với ngành Y tế, đáp ứng xử lý kịp thời các ca nghi nhiễm cúm A/H5N6 trên người, bố trí cán bộ chuyên môn trực tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ, lễ, tết nếu có dịch. Đảm bảo 100% bệnh nhân nghi nhiễm cúm A/H5N6 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác đều được cách ly, điều trị.
Kinh phí thực hiện gồm ngân sách tỉnh 1.339.769.000 đồng; ngân sách cấp huyện 1.191.586.000 đồng. Cấp huyện đảm bảo kinh phí triển khai kế hoạch ở cấp mình, gồm: chi phí tổ chức tiêm phòng, tiền công tiêm, bảo quản, vận chuyển vắc xin…
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Theo thông tin từ Trung tâm YTDP tỉnh, tính đến trưa ngày 10/9 đã ghi nhận 138 ca bệnh sởi tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu), tăng 13 ca so với ngày 9/9. Trong đó, xã Pà Cò có 3 ca, còn lại tập trung tại bản Thung Mặn, xã Hang Kia. Ca bệnh đầu tiên phát hiện ngày 18/8, bệnh nhân là Khà Y Phàng, 7 tuổi ở bản Thung Mặn. Sau đó, bệnh đã lan rộng trong cộng đồng. Đến hết ngày 28/8 tăng lên 19 ca; ngày 3/9 tăng lên 92 ca; ngày 7/9 tăng lên 116 ca, ngày 9/9 là 125 ca. Số ca mắc chủ yếu tuổi từ 3 – 9 nhưng cũng có trường hợp 22 tuổi mắc.
(HBĐT) - Đến hết ngày 7/9, đã ghi nhận 119 bệnh nhân mắc sởi ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò (Mai Châu), trong đó, tại xã Hang Kia ghi nhận 116 trường hợp, tập trung chủ yếu tại xóm Thung Mặn (89 trường hợp); xã Pà Cò ghi nhận 3 trường hợp.
(HBĐT) - Trong tháng 8, Chi cục DS /KHHGĐ đã mở 10 lớp truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh cho 400 học viên là cộng tác viên DS - KHHGĐ mới thay, thành viên trong Ban DS - KHHGĐ tuyến xã của 5 huyện có tỷ số giới tính khi sinh cao trong 6 tháng đầu năm 2014 đó là: Lương Sơn, Lạc Thủy, Kỳ Sơn, Đà Bắc và Kim Bôi.
(HBĐT) - Ngày 9/9, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh đã tổ chức kỷ niệm 20 năm thành lập và biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi, người bảo trợ tiêu biểu lần thứ I. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh, đại diện lãnh đạo T.Ư Hội và một số Hội tỉnh bạn cùng trên 100 người tàn tật, trẻ mồ côi, người bảo trợ tiêu biểu.
(HBĐT) - Những ngày này, cùng với chính quyền địa phương xã Đồng Tâm (Lạc Thủy), người dân 2 xã Tân Mai, Phúc Sạn (Mai Châu) tất bật dựng nhà, chuẩn bị sản xuất để sớm ổn định cuộc sống tại nơi ở mới thôn Rộc Iểng, xã Đồng Tâm.
(HBĐT) - Về thăm xóm Môn, xóm vùng III của xã Bắc Phong (Cao Phong), chúng tôi chứng kiến nhiều đổi thay, trước tiên là con đường vừa được rải cấp phối thuận tiện, dễ đi hơn. Cuộc sống của bà con trong xóm vơi dần khó nhọc nhờ SXNN trên đà phát triển. Trưởng xóm Bùi Văn Liều cho biết: Sở dĩ hạ tầng của xóm được cải thiện, năng suất ngô, lúa được nâng lên, hộ nghèo giảm... phần lớn nhờ có chính sách dân tộc.