Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số bộ, ngành T.Ư ký cam kết hành động vì một Việt Nam không có bệnh dại.

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số bộ, ngành T.Ư ký cam kết hành động vì một Việt Nam không có bệnh dại.

(HBĐT) - Sáng 27/9, tại TP. Hòa Bình, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống bệnh dại. Dự mít tinh có đại biểu một số bộ, ngành T.Ư, Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức Nông nghiệp - Lương thực liên hiệp quốc tại Việt Nam và 28 tỉnh, thành phố có nguy cơ cao về bệnh dại. Về phía tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố cùng trên 1.000 người đại diện cho các lực lượng, đoàn thể, học sinh.

 

Ngày 28/9 hàng năm được chọn là Ngày thế giới phòng, chống bệnh dại. Năm nay, ngày này có chủ đề “Cùng nhau phòng, chống bệnh dại”. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút dại gây ra ở động vật và lây truyền sang người chủ yếu qua vết cắn. Trên thế giới, bệnh dại vẫn là vấn đề y tế công cộng quan trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Khi mắc bệnh, tỷ lệ tử vong gần như 100%. Ước tính hàng năm trên thế giới có khoảng 55.000 – 60.000 người chết vì bệnh dại. Trong đó, tập trung ở khu vực nông thôn tại các nước đang phát triển ở châu Phi, châu Á. Ở nước ta, tổng đàn chó nuôi trên 8 triệu con. Tỷ lệ tử vong vì bệnh dai vẫn ở mức cao, năm 2013 là 105 trường hợp; số người bị chó nghi dại cắn còn khá phổ biến với trên 300.000 trường hợp đi tiêm vắc xin. Số tiên chi cho tiêm vắc xin và huyết thanh kháng nọc lên đến hơn 300 tỉ đồng/năm. Năm 2014 đã có 24 tỉnh, thành có người chết vì bệnh dại (tăng 4 tỉnh so với năm 2013). Từ đầu năm đến nay, cả nước có 50 trường hợp tử vong do bệnh dại. Hòa Bình là một trong những tỉnh có số người chết vì bệnh dại cao nhất. Năm 2013 tăng đột biến với 8 trường hợp; 9 tháng năm 2014 có 4 trường hợp. Ngoài ra, có gần 1.600 người bị chó nghi dại cắn đi tiêm phòng. Bệnh dại nguy hiểm nhưng có thể loại trừ bằng cách tiêm phòng cho chó và ngăn chặn sự lan truyền của vi rút sang người.

 

     

Diễu hành hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống bệnh dại trên đường An Dương Vương (TP. Hòa Bình).

 

Phát biểu tại buổi lễ, lãnh đạo Viện vệ sinh dịch tễ T.Ư (Bộ Y tế), Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) đề nghị: Để phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, cần thực hiện chiến lược chung là từng bước khống chế bệnh dại ở các tỉnh trọng điểm, giảm số ổ dịch dại trên đàn chó, quản lý đàn chó nuôi, nâng cao tỷ lệ tiêm phòng cho đàn chó. Cùng với đó, tăng cường trách nhiệm của chính quyền các cấp, tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân và sự phối hợp của 2 ngành Y tế, NN&PTNT. Tiêm phòng định kỳ 2 lần/năm với tỷ lệ trên 90% ở khu vực thành phố, thị xã và trên 80% ở vùng đồng bằng, trên 70% ở vùng sâu, xa. Đồng thời, kêu gọi hãy cùng nhau hành động vì mục tiêu loại trừ bệnh dại vào năm 2020.

 

Tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng nêu bật sự quan tâm của tỉnh trong công tác phòng, chống bệnh dại. Đồng thời, yêu cầu giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố cần tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền. Truyền thông tới cộng đồng về bệnh dại và cách phòng, chống. Thực hiện các chương trình kiểm soát đàn chó, mèo; tiêm phòng dại thường xuyên cho đàn chó đạt tỷ lệ trên 85%. Đẩy mạnh công tác giám sát bệnh dại có hiệu quả. Điều trị sau khi bị chó nghi dại cắn đúng và kịp thời.

 

Tại buổi lễ, lãnh đạo UBND tỉnh và một số bộ, ngành T.Ư đã ký cam kết hành động vì một Việt Nam không có bệnh dại. BTC đã trao 9 suất quà là vở có in thông tin phòng, chống bệnh dại cho học sinh TP. Hòa Bình. Học sinh tham gia trả lời 15 câu hỏi liên quan đến hiểu biết về bệnh dại. Ngay sau lễ mít tinh đã diễn ra hoạt động diễu hành tuyên truyền phòng, chống bệnh dại trên các tuyến đường của TP. Hòa Bình.

 

 

                                                                                   Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác

Đại diện BCĐ tỉnh trao thưởng cho các tập thể có thành tích trong phát hành xổ số tình thương.
Không có hình ảnh
Sau buổi lễ phát động, các ĐV-TN và bà con nhân dân xã Nam Thượng tiến hành dọn dẹp, đắp phủ lề đường.
Không có hình ảnh

Thường trực HĐND tỉnh kiểm tra công tác QLNN về lĩnh vực y tế

(HBĐT) - Sáng 24/9, tại Sở Y tế, đoàn công tác của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Văn Tứ, TVTU, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác QLNN về lĩnh vực y tế. Tham gia đoàn có lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh và một số sở, ngành.

Huyện Tân Lạc: Xây dựng xã phù hợp với trẻ em

(HBĐT) - Là huyện còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, các cấp chính quyền, địa phương huyện Tân Lạc luôn quan tâm đến công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Nhằm tạo cho trẻ một môi trường sống an toàn, lành mạnh, huyện đã đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định số 37 của Thủ Tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền nhằm huy động xã hội cùng chung tay chăm sóc trẻ.

Kỳ Sơn cấp 3.716 thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi

(HBĐT) - 9 tháng qua, phòng LĐ-TB & XH huyện Kỳ Sơn đã cấp được 3.716 thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi, đạt 100%, trong đó, 6 tháng đầu năm đã cấp được 134 thẻ.

Những điều cần biết về chính sách bảo hiểm thất nghiệp

(HBĐT) - Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) áp dụng bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động; có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009, được quy định trong Luật BHXH được QH nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/6/2006 và nhiều văn bản khác. Báo Hòa Bình xin trích đăng một số nội dung cơ bản về chính sách BHTN:

Mai Châu ghi nhận 267 ca mắc sởi

(HBĐT) - Trung tâm YTDP huyện Mai Châu cho biết, tính từ đầu năm đến ngày 22/9, trên địa bàn toàn huyện ghi nhận 267 ca sốt phát ban nghi sởi.

Dịch tụ huyết trùng trâu, bò bùng phát tại Kỳ Sơn, Lương Sơn, Kim Bôi

(HBĐT) - Theo Chi cục Thú y, dịch tụ huyết trùng trâu, bò đã bùng phát ở 3 huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn, Kim Bôi. Từ đầu tháng 9 đến nay đã ghi nhận ổ dịch tại các xã Mông Hóa, Dân Hòa (Kỳ Sơn), Tân Vinh, Trường Sơn, Cao Răm, Nhuận Trạch (Lương Sơn), Cuối Hạ (Kim Bôi) với tổng số 73 con trâu, bò bị ốm, 53 con trâu, bò bị chết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục