Bộ CHQS tỉnh phối hợp với Bệnh viện Quân y 103  khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí  cho người dân xóm Cành, xã Bình Chân (Lạc Sơn). Ảnh: Tuấn Anh (Bộ CHQS tỉnh).

Bộ CHQS tỉnh phối hợp với Bệnh viện Quân y 103 khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho người dân xóm Cành, xã Bình Chân (Lạc Sơn). Ảnh: Tuấn Anh (Bộ CHQS tỉnh).

(HBĐT) - Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân và dân các dân tộc trong tỉnh đã thể hiện tinh thần sáng tạo, khắc phục khó khăn, gian khổ, làm tròn nhiệm vụ vừa là tiền phương, vừa là hậu phương kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa...”, phong trào tăng gia sản xuất được phát động khắp nơi.

 

Trong 2 cuộc kháng chiến, nhân dân các dân tộc tỉnh ta đã có hàng chục vạn lượt người đi dân công hỏa tuyến, TNXP, ủng hộ hàng nghìn tấn lương thực, thực phẩm cho chiến trường góp phần cùng quân, dân cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ và đại thắng mùa xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

 

Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tổ chức quán triệt sâu sắc các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác QP - QSĐP tới các cấp, ngành và toàn dân trong tỉnh. Đồng thời ban hành nghị quyết về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ QP - QSĐP để xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng và hoạt động của KVPT. Trong đó, chú trọng xây dựng tiềm lực hậu cần nhân dân - hậu cần địa phương (HCND - HCĐP) đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời bình và thời chiến. Với phương châm kết hợp chặt chẽ phát triển KT -XH với xây dựng tiềm lực KVPT, ban HCND - HCĐP từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn thường xuyên được kiện toàn đúng, đủ thành phần, ban hành quy chế, xây dựng kế hoạch, duy trì hoạt động nền nếp, thực hiện tốt chức năng làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KT -XH kết hợp với QP -AN; xây dựng kế hoạch quản lý, huy động tiềm lực hậu cần, sẵn sàng bảo đảm cho mọi tình huống trong cả thời bình cũng như thời chiến. Triển khai tốt việc quy hoạch thế trận quân sự gắn với quy hoạch phát triển KT -XH của tỉnh để bảo đảm xây dựng KVPT tỉnh. Cùng với đó, mạng lưới hạ tầng viễn thông, giao thông đường bộ được đầu tư phát triển mạnh, rộng khắp. 100% huyện, thành phố có mạng cáp quang; 100% xã, phường, thị trấn có dịch vụ điện thoại, có đường ô tô tới trung tâm xã, đáp ứng yêu cầu phát triển KT -XH thời bình cũng như bảo đảm thông tin liên lạc, cơ động khi có chiến tranh xảy ra. Công tác y tế, CSSK cho nhân dân trong KVPT được triển khai sâu rộng. Hoạt động của các trạm y tế quân - dân y đã góp phần giải quyết nhu cầu khám - chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong thời bình cũng như khi có chiến tranh.

 

Thực hiện tốt công tác phối hợp xây dựng lực lượng hậu cần KVPT vững mạnh và bảo đảm hậu cần cho LLVT tỉnh, đến nay, các khu căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu phương, căn cứ hậu cần - kỹ thuật và các công trình quốc phòng đã được đầu tư xây dựng bảo đảm kiên cố vững chắc theo khả năng của địa phương. Công tác bảo đảm hậu cần cho các cuộc diễn tập KVPT tỉnh, huyện, thành phố, diễn tập chiến đấu trị an cho các xã, phường, thị trấn; công tác huấn luyện, PCLB - TKCN... được tổ chức sát thực tế gắn với phát triển KT -XH của địa phương.

 

Thực hiện đề án “Diễn tập KVPT kết hợp phát triển KT -XH gắn với quy hoạch bố trí quốc phòng giai đoạn 2011-2015” đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tính từ năm 2010 đến nay, qua các cuộc diễn tập đã huy động hàng triệu lượt người tham gia, với hàng nghìn lượt phương tiện xe máy các loại; sửa chữa, làm mới hàng trăm km đường GTNT, nạo vét kênh mương, phát quang hành lang giao thông, tu sửa, xây mới hàng trăm nhà tình nghĩa và công trình công cộng phục vụ đời sống nhân dân... Tổng giá trị kinh tế đạt được qua các cuộc diễn tập hàng trăm tỷ đồng. Phong trào thi đua “Ngành hậu cần LLVT tỉnh làm theo lời Bác dạy” tiếp tục được triển khai sâu rộng, gắn với thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đạt chất lượng, hiệu quả ngày càng cao, có nhiều sáng tạo, đảm bảo tốt cho nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ, các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất của LLVT tỉnh.

 

Cùng với đó, để thực hiện tốt công tác xây dựng nền HCND - HCĐP, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức các cuộc thi “Văn hóa ẩm thực HCND - HCĐP tỉnh Hòa Bình”, hội thi “Sưu tầm dược liệu và các bài thuốc dân gian KVPT tỉnh Hòa Bình” ở cấp huyện và cấp tỉnh đạt kết quả tốt. Đây chính là cơ sở để động viên các nguồn lực HCND - HCĐP bảo đảm cho tác chiến phòng thủ tỉnh khi có tình huống xảy ra.

 

 

 

                                                  Đại tá Nguyễn Duy Bàn 

                                        (Phó Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh)

 

 

 

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục