Nhờ có thẻ BHYT chị Nuyễn Thị Nghĩa, xã Độc Lập (Kỳ Sơn) đã không phải thanh toán khoản chi phí điều trị  với số tiền gần 100 triệu đồng.

Nhờ có thẻ BHYT chị Nuyễn Thị Nghĩa, xã Độc Lập (Kỳ Sơn) đã không phải thanh toán khoản chi phí điều trị với số tiền gần 100 triệu đồng.

(HBĐT) - Hiện nay, người nghèo được ngân sách Nhà nước chi trả 100% phí mua thẻ BHYT và người cận nghèo được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 70% mức đóng. Dự án “Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng” hỗ trợ 20% mệnh giá thẻ BHYT nhằm hỗ trợ chi phí mua thẻ BHYT cho người cận nghèo đã góp phần mở rộng phạm vi bao phủ BHYT toàn dân.

 

Theo chuẩn cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015, hộ cận nghèo ở nông thôn có mức thu nhập bình quân từ 401.000 - 520.000 đồng/ người/tháng và hộ cận nghèo ở thành thị có mức thu nhập bình quân từ 501.000 - 650.000 đồng/người/tháng. Quy định mới của Luật BHYT, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 70%. Riêng dự án “Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng”, hỗ trợ 20%. Số tiền mua thẻ BHYT được áp dụng cho các thành viên trong gia đình, trừ trường hợp đã tham gia bảo hiểm khác, trong đó mức đóng được giảm trừ dần từ thành viên thứ hai trở đi với tỷ lệ tương ứng: Người thứ nhất đóng 4,5% mức lương cơ sở. Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất. Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.  

Cái được ở đây là dù mức đóng theo hộ gia đình được giảm nhưng quyền lợi của từng thành viên khi tham gia BHYT vẫn được đảm bảo theo quy định của Luật.  

Thực tế đối với những người thuộc hộ cận nghèo, đời sống kinh tế khó khăn, tấm thẻ BHYT thực sự là “lá bùa hộ mệnh” giúp họ vượt qua những khi bị đau ốm, hoạn nạn. Như trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Thị Nghĩa, cư trú tại xã Độc Lập (Kỳ Sơn) không may bị tai nạn. Sau khi nhập viện được bác sĩ chẩn đoán sốc mất máu do vỡ gan, chị Nghĩa đã được chuyển thẳng lên phòng mổ cấp cứu... Thật may mắn, các y, bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã cứu được mạng sống của chị. Tổng chi phí điều trị cho ca bệnh lên đến gần 100 triệu đồng. Đây là một số tiền rất lớn, tuy nhiên vì chị Nghĩa có thẻ BHYT và được hưởng 100% nên không phải chi trả những chi phí nêu trên. Nếu không có BHYT, chị cũng như gia đình không biết sẽ làm thế nào để có được số tiền lớn đó để điều trị.  

Để người dân có thẻ BHYT khi ốm đau yên tâm điều trị như trường hợp chị Nghĩa kể trên đòi hỏi cần có sự gắn kết giữa các bên: Ngành LĐ-TB&XH, cơ quan BHXH, cơ sở khám - chữa bệnh và người cận nghèo. Mỗi bên cần thực hiện tốt chức năng của mình cụ thể: Ngành LĐ-TB&XH thực hiện tốt công tác điều tra, lập danh sách chính xác các đối tượng chính sách xã hội. Cơ quan BHXH, ngay sau khi có danh sách người tham gia BHYT cần kịp thời làm thẻ BHYT để cấp phát cho người dân, tránh tình trạng người dân đã đóng đủ phí nhưng thời gian nhận thẻ bị ngắt quãng. Đối với các cơ sở khám - chữa bệnh cần không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác khám - chữa bệnh BHYT để nâng cao chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của người bệnh. Còn đối với người dân cần hiểu rõ về ý nghĩa, trách nhiệm và quyền lợi  được hưởng khi tham gia BHYT, đóng tiền mua thẻ BHYT thường xuyên, sử dụng thẻ BHYT đúng cách ...

 

                            

                                                                Minh Thủy 

                                           (Trung tâm Truyền thông GDSK)

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục