Ngày 25/9, từ sườn núi cao, một khối đá lở có thể tích lớn đã lăn xuống khuôn viên trường tiểu học Lũng Vân (Tân Lạc) làm hư hỏng phòng học, đe dọa an toàn tính mạng học sinh.

Ngày 25/9, từ sườn núi cao, một khối đá lở có thể tích lớn đã lăn xuống khuôn viên trường tiểu học Lũng Vân (Tân Lạc) làm hư hỏng phòng học, đe dọa an toàn tính mạng học sinh.

(HBĐT) - Vào 14 giờ ngày 3/7, các hộ dân sinh sống ở xóm Lâm Lưu, xã Phú Cường (Tân Lạc) một phen hốt hoảng khi tận mắt chứng kiến hiện tượng đá lở, đá lăn. Từ trên núi cao, một tảng đá to bất ngờ lở lăn xuống chân núi nơi có trường tiểu học Phú Cường. Hậu quả làm hư hỏng dãy phòng học. Rất may đang trong thời gian học sinh nghỉ hè nên không gây nguy hiểm cho tính mạng con người.

 

Cũng tại huyện Tân Lạc, vào 8h30’ ngày 25/9, hiện tượng sạt lở đá lại lần nữa xảy ra tại khu vực núi Chiềng, xã Lũng Vân. Khối đá với thể tích 1, 5 m3 từ sườn núi cao hàng trăm mét lăn xuống khuôn viên trường tiểu học Lũng Vân đã làm hư hỏng 1 phòng học, đồng thời ảnh hưởng đến toàn bộ khu nhà 2 tầng của nhà trường. Sự việc đã khiến giáo viên, học sinh không khỏi lo lắng, các gia đình ở KDC dưới chân núi không yên tâm sinh sống.  

Theo cô giáo Dương Thị Hiền, Hiệu trưởng trường tiểu học Phú Cường: Để ổn định các điều kiện cơ sở vật chất cho nhà trường trước khi bước vào năm học 2015 - 2016, ngay sau khi có hiện tượng đá lở, đá lăn, lực lượng chức năng của tỉnh, huyện đã có biện pháp chỉ đạo kịp thời, hỗ trợ, rà soát toàn bộ sườn núi phía trên trường học và KDC, xử lý các khối đá ở tư thế chênh vênh, có thể sạt lở bất cứ lúc nào. Sở GD &ĐT đã kiểm tra, có kế hoạch sửa chữa, đầu tư cho dãy lớp học kiên cố, khang trang hơn. Ngoài ra, tại vùng có nguy cơ sạt lở phía sau trường lớp học cũng dự kiến xây bờ kè để đề phòng.  

Với trường tiểu học Lũng Vân và KDC xóm Chiềng, hiện tượng đá lở, đá lăn đúng vào lúc học sinh đang học tập. Để ổn định tinh thần, đảm bảo tính mạng và tài sản của nhân dân, lực lượng PCTT & TKCN tại chỗ đã triển khai biện pháp cấm người và vật nuôi ra, vào khu vực sạt lở. Sơ tán người, di chuyển tài sản của nhà trường và của nhân dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Các em học sinh tiểu học tạm thời chuyển sang học buổi chiều tại địa điểm trường THCS Lũng Vân. Về lâu dài, để bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, theo đồng chí Vũ Quang Hùng, Trưởng phòng NN & PTNT huyện Tân Lạc, huyện đã rà soát, phát hiện các vị trí có nguy cơ sạt lở, đề nghị Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh chỉ đạo phương án xử lý. Biện pháp khả thi hiện nay là phá bỏ các khối đá kích thước từ 0,5 - trên 3 m3 ở các tư thế chênh vênh sườn núi.  

Đồng chí Trần Kim Phàn, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi & PCLB, thường trực Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh nhận định: Do những tác động của thiên nhiên, tầng địa chất và cả tác động từ phía con người, hiện tượng đá lở, đá lăn có thể xảy ra cả 4 mùa không cứ gì mùa mưa. Đây là hiện tượng thiên tai nên khó phòng, tránh nhưng có thể giảm thiểu bằng cách phá bỏ các phiến đá trên cao có nguy cơ lăn, lở. Tỉnh ta là tỉnh miền núi nên nhiều nơi như các huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn, núi đá tiếp giáp trên các tuyến giao thông ẩn họa đá lở, đá lăn khiến người đi đường có thể gặp bất trắc. Nhiều điểm trường học, trạm y tế, KDC bị hiện tượng sạt lở uy hiếp.  

Vào khoảng vào trung tuần tháng 7 vừa qua, hiện tượng sạt lở đất kèm theo đá lăn tại tuyến đường Pà Cò  - Hang Kia, Hang Kia - Thung Mặn (Mai Châu) cũng đã xảy ra khiến ách tắc giao thông trong thời gian dài. Đối với các trường học, nhà dân nằm sát chân núi, đồi, ngoài nguy cơ sạt lở cũng phải đối mặt với hiện tượng đá lăn, đá lở rất nguy hiểm. Chính quyền huyện, xã có KDC nằm phía dưới các sườn đồi, sườn núi cần tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo người dân quan sát, cẩn thận khi đi qua những khu vực núi từng xuất hiện điểm sạt, lở. Những ngày mưa lớn khuyến cáo, vận động bà con di dời khỏi vùng nguy hiểm để bảo toàn tính mạng, tài sản.

 

                                                                           Bùi Minh

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục