Chi bộ, ban công tác mặt trận tổ 20, phường Đồng Tiến 9TP. Hòa Bình) hàng tháng ủng hộ 10 kg gạo và thực phẩm cho hộ gia đình ông Nguyễn Văn Tý có 2 con bị tâm thần.

Chi bộ, ban công tác mặt trận tổ 20, phường Đồng Tiến 9TP. Hòa Bình) hàng tháng ủng hộ 10 kg gạo và thực phẩm cho hộ gia đình ông Nguyễn Văn Tý có 2 con bị tâm thần.

(HBĐT) - Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động vào năm 2000 đã là một trong hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, khơi gợi và phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân. Qua 15 năm triển khai thực hiện, CVĐ đã mang lại những kết quả thiết thực, nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân trong tỉnh, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo.

 

So với nhiều chị em phụ nữ cùng trang lứa, chị Vũ Thị Loan, xóm Tiểu Khu, xã Thái Thịnh (TP. Hòa Bình) là một người kém may mắn. Qua 2 lần đò nhưng cả hai lần chồng chị đều mắc bệnh hiểm nghèo và qua đời sớm. Một thần một mình nuôi con ăn học lại không có nghề nghiệp ổn định, chị Loan phải ở nhờ nhà anh trai và theo các đội bốc xếp ở khu vực cảng Thái Thịnh để kiếm tiền nuôi con. Chính vì vậy, để có được một ngôi nhà, ổn định cuộc sống là mong ước từ lâu của hai mẹ con chị Loan. Thấu hiểu hoàn cảnh đó, Ban công tác mặt trận xóm Tiểu Khu, xã Thái Thịnh đã họp bàn và đưa trường hợp hai mẹ con chị ra hội nghị toàn xóm. Được nguồn hỗ trợ của quỹ “Vì người nghèo” thành phố Hòa Bình, cả xóm đã thống nhất bình chọn cho chị Loan được hưởng nguồn quỹ hỗ trợ để làm nhà. Tuy nhiên, khó khăn phát sinh khi chị Loan không có đất để làm nhà. Hiểu được hoàn cảnh của chị Loan, Ban công tác mặt trận xóm vào cuộc tuyên truyền vận động, nhờ vậy, chị Loan đã được hộ gia đình ông Nguyễn Văn Sự tình nguyện hiến hơn 60 m2 đất để chị Loan làm nhà. Có đất, có tiền hỗ trợ của quỹ “Vì người nghèo” thành phố và tiền hỗ trợ của Hội Phụ nữ thành phố cùng ngày công san nền, vận chuyển vật liệu của nhân dân trong xóm, chị Loan đã xây dựng được một ngôi nhà cấp 4 khang trang.

 

Chị Loan chỉ là một trong rất nhiều trường hợp được hỗ trợ từ nguồn quỹ “Vì người nghèo” thành phố. Hiện nay, tại các KDC, hưởng ứng CVĐ “ngày vì người nghèo”, nhiều khu dân cư đã triển khai các hoạt động ý nghĩa nhằm giúp đỡ hộ nghèo như KDC số 20, phường Đồng Tiến đã tự nguyện đóng góp gạo, thực phẩm hàng tháng để hỗ trợ một hộ gia đình hội viên NCT có 2 con bị tâm thần, hay hoạt động quyên góp ủng hộ xây dựng nhà đại đoàn kết cho các hộ khó khăn về nhà ở. Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Hòa Bình cho biết: CVĐ “ngày vì người nghèo” là một trong những hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc. CVĐ này đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân trên địa bàn thành phố nhiệt tình hưởng ứng. Tính đến thời điểm hiện nay, toàn thành phố còn 406 hộ nghèo, chiếm 1,66%. Với tinh thần lá lành đùm lá rách, nhiều năm qua, nhân dân thành phố Hòa Bình đã vận động được gần 6 tỷ đồng xây dựng quỹ. Từ nguồn quỹ này đã hỗ trợ sửa chữa 258 nhà đại đoàn kết và có nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực cho người nghèo.

 

Đồng chí Bùi Đình Giót, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh cho biết:  Những năm qua, để cuộc vận động đi vào cuộc sống, ủy ban MTTQ các cấp đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, đổi mới nội dung, hình thức nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc vận động. Đặc biệt, với sự phối hợp, vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng với sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” đã thu được những kết quả đáng phấn khởi. Từ năm 2000 đến nay, toàn tỉnh đã vận động hơn 56,5 tỷ đồng xây dựng quỹ “vì người nghèo”. Từ nguồn quỹ này, các cấp trong tỉnh đã hỗ trợ trên 22 nghìn lượt cá nhân, hộ gia đình nghèo với nhiều hình thức khác nhau như sửa chữa, xây dựng nhà mới cho 4.221 hộ gia đình nghèo khó khăn về nhà ở, tặng quà cho hơn 30.000 lượt người nghèo trong các dịp lễ, tết và hỗ trợ mua hàng nghìn hộ gia đình mua trâu, bò giống, giống cây trồng và trao học bổng cho hàng trăm em học sinh nghèo đến trường, hỗ trợ khám chữa bệnh cho hàng nghìn lượt người nghèo trên địa bàn tỉnh.

 

Đặc biệt, với ý nghĩa nhân văn sâu sắc, CVĐ đã trở thành đòn bẩy, kích thích nhiều hoạt động nhân đạo, từ thiện hướng về người nghèo của các tổ chức thành viên, các nhà hảo tâm. 15 năm triển khai, MTTQ và các tổ chức thành viên như LĐLĐ, Hội CTĐ, Hội CCB, hội Nông dân đã phát động nhiều phong trào giúp đỡ hội viên, đoàn viên nghèo như hội CTĐ với chương trình ngân hàng bò trung bình hàng năm hỗ trợ hàng trăm con bò cho hộ nghèo; LĐLĐ với phong trào mái ấm công đoàn, hội CCB với phong trào nhà nghĩa tình đồng đội … đã giúp cho nhiều hội viên xóa nhà tạm, có điều kiện vươn lên ổn định cuộc sống với việc nhận hỗ trợ cây, con giống và đã trao tặng hàng nghìn suất quà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào các dịp lễ tết.

 

                                                                                     

 

                                                                                         P.L

 

 

 

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục