Tình trạng bán hàng ăn vặt vẫn diễn ra phổ biến tại các cổng trường trên địa bàn TP Hòa Bình.  ảnh chụp tại cổng trường tiểu học Lý Tự Trọng.

Tình trạng bán hàng ăn vặt vẫn diễn ra phổ biến tại các cổng trường trên địa bàn TP Hòa Bình. ảnh chụp tại cổng trường tiểu học Lý Tự Trọng.

(HBĐT) - Chúng tôi vừa có cuộc “mục sở thị” một vài cổng trường tiểu học, THCS và mầm non trên địa bàn thành phố Hòa Bình. Thực tế cho thấy, nhiều bậc phụ huynh có thói quen đưa con đến gần cổng trường cho con ăn rồi đưa vào lớp.

 

Nhiều cháu còn ngái ngủ không muốn vào lớp. Bố mẹ dỗ các cháu bằng những gói bim bim, kẹo mút và những món vặt các cháu thích. Những cháu lớn hơn được bố mẹ cho tiền mua đồ rồi mang vào lớp ăn. Những sản phẩm được bày bán ở các cổng trường học có màu sắc bắt mắt, giá thành rẻ nên thường được các em mua để ăn sáng và ăn vặt giờ ra chơi. Đây là các loại kẹo vỉ ngậm, kẹo viên C, bim bim cay, bò xiên nướng, bỏng cây... có một số sản phẩm mùi vị rất hăng, khó chịu.  

Bà Nguyễn Thị Hạnh Huyền, Phó khoa An toàn thực phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng TP Hòa Bình cho biết: Nhiều sản phẩm ở cổng  trường học khó được quản lý. Vừa qua, BCĐ liên ngành vệ sinh ATTP các xã, phường đã tiến hành kiểm tra các cửa hàng bán thực phẩm, đồ chơi trẻ em quanh khu vực cổng trường. Qua kiểm tra phát hiện một số cửa hàng tại phường Đồng Tiến có bán các sản phẩm mỳ tôm, ngô cay, bánh cá vàng, thịt xiên quay không ghi ngày sản xuất, không có hạn sử dụng; đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc; bánh bông lan, bánh cô dâu 8 tuổi, bánh khoai tây, bim bim gậy thông minh, nước uống 7up đều quá hạn sử dụng... Sau khi phát hiện các sản phẩm được lập biên bản, thu hồi và tiêu hủy. Sử dụng các sản phẩm này về lâu dài có thể gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng con người, đặc biệt là các em nhỏ.  

Ông Lê Văn Lương, Phó Chủ tịch UBND phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) cho biết: Hàng năm, trên địa bàn phường thường xuyên kiểm tra các hàng quán gần trường học. Tuy không phát hiện sự việc gì lớn nhưng chúng tôi nhắc nhở vài trường hợp bán ô mai tự làm, làm các ngăn tủ để đựng thức ăn sống và chín riêng, không bán hàng không ghi rõ ngày sử dụng. Tuy nhiên, vừa qua, trong một lần kiểm tra về vi phạm hành lang giao thông, đội quản lý đô thị tịch thu gánh hàng rong. Qua kiểm tra phát hiện ngoài đồ ăn cho trẻ em hàng rong này còn có nhiều gói bột màu để nhuộm thức ăn không rõ nguồn gốc. Để nâng cao tinh trách nhiệm hàng năm UBND phường yêu cầu các hộ kinh doanh đi tập huấn về vệ sinh ATTP. Hộ nào có giấy chứng nhận được kinh doanh. Đồng thời, yêu cầu các hộ phải kinh doanh hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ, trên nhãn mác ghi rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng, tên, địa chỉ nơi sản xuất... Nên mua hàng ở những cửa hàng có uy tín, đầy đủ nhãn mác. Tránh mua hàng bán rong dọc đường.  

Theo bà Nguyễn Thị Hạnh Huyền, hiện tại, việc quản lý bán hàng nhỏ lẻ, hàng rong, thực phẩm... ở trường học đã phân cấp về các xã, phường. Để nâng cao trách nhiệm cho người kinh doanh, ý thức cho các bậc phụ huynh, học sinh cần sự phối hợp giữa nhà trường và chính quyền cơ sở. Việc nâng cao ý thức của bậc phụ huynh và học sinh về ATTP là việc làm cần thiết. Do vậy cần tổ chức các lớp phổ biến kiến thức về VSATTP ngay tại nhà trường.

 

                                                                            Việt Lâm 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục