Hộ kinh doanh cam ở khu 2, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) chuẩn bị cam V2 để gửi cho khách hàng ở Hà Nội. ảnh: c.l

Hộ kinh doanh cam ở khu 2, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) chuẩn bị cam V2 để gửi cho khách hàng ở Hà Nội. ảnh: c.l

(HBĐT) - Có lẽ chưa bao giờ thực phẩm bẩn là nỗi lo của người tiêu dùng như bây giờ. Từ rau, củ, quả đến thịt lợn, thịt bò, hải sản đều dùng hóa chất bảo quản, chất kích thích, tăng trọng... Thực phẩm bẩn có ở mọi nơi từ các quán ăn, nhà hàng đến tận gia đình vùng sâu, vùng xa. Nắm bắt được nhu cầu về thực phẩm an toàn có nguồn gốc, nhiều người đầu tư sản xuất rồi mở ra hình thức bán hàng tận nhà, tại cửa hàng thực phẩm sạch hoặc dịch vụ bán hàng qua mạng.

 

Đánh thức niềm tin  

Trong mấy năm gần đây, cam Cao Phong, bưởi đỏ, bưởi Diễn... trồng ở Hòa Bình được nhiều người ưa chuộng, nhất là những người  có điều kiện kinh tế ở Hà Nội. Những sản phẩm này không chỉ ngon, bổ dưỡng mà người tiêu dùng còn biết rõ nguồn gốc, xuất xứ.  

Là một người Hòa Bình về Hà Nội sinh sống nên chị Ngô Hạnh Lệ biết rõ sản phẩm quê mình. Cách đây 2 năm, chị mang bưởi của bố mẹ trồng và ít cam Cao Phong về Hà Nội làm quà. Sau khi biếu, mọi người ai cũng khen ngon và hỏi mua. Rồi chị nảy ra ý định kinh doanh. Chị rao hàng trên Facebook. Khi có số lượng đặt hàng nhất định chị về Cao Phong và Tân Lạc lấy rồi chở về bán. Chuyến đầu chỉ trong vòng buổi sáng hết sạch một tạ cam và hơn 100 quả bưởi. Trừ chi phí có lãi đủ chi tiêu. 

Sau chuyến đó, nhiều người lại đặt hàng nên ngoài công việc ở công ty, chị tiếp tục kinh doanh. Chị Lệ chia sẻ: Bây giờ giao thông thuận tiện nên kinh doanh nhiều thuận lợi. Sau khi khách đã đặt lượng hàng nhất định, tôi chỉ cần gọi điện là có người ở Cao Phong hoặc Tân Lạc cắt cam, bưởi đóng hàng rồi gửi ô tô khách về. Không có thời gian đi giao hàng, tôi thuê một người chuyên nghiệp đi giao hàng tận nhà. Mình lãi ít hơn nhưng bán được nhiều hàng hơn. Ngoài đi làm, tôi cũng kiếm thêm được từ kinh doanh cam, bưởi vài triệu mỗi tháng. Tâm lý người tiêu dùng Hà Nội hiện nay là thích hàng hóa biết được nguồn gốc. Còn giá cả dù cao hơn một chút cũng không quan trọng. Chị Lệ cho biết thêm: Nhiều người ở Hà Nội rất thích ăn bưởi, hàng về đến đâu hết đến đó. Có người còn đặt mua hàng trăm quả để nhà cho thơm và ăn dần. Tuy nhiên, thời gian này, nguồn bưởi hạn chế do ít người trồng và nhiều người thương lái. Do vậy, mỗi lần lấy bưởi, tôi chờ dịp nghỉ cuối tuần đi trực tiếp lên tìm mua để mang về. 

Cách đây 2 năm, anh Trần Tuấn Xuân ở Linh Đàm (Hà Nội) cùng bạn bè hùn vốn mua đất, đầu tư một trang trại tại thành phố Hòa Bình. Ban đầu ý định của anh là đầu tư trồng cây ăn quả kinh doanh. Sau một thời gian bạn bè, người quen hỏi: Trên đó có rau sạch, thịt lợn sạch không? Từ đó anh nảy ra ý định trồng rau. Sau hơn một tháng trồng, anh mang rau về nhà dùng và bán cho người quen. Anh cho biết: Có đợt rộ mang về vài bao tải bán. Mỗi chuyến như thế cũng gỡ lại được tiền xăng và công thuê người làm. Rồi tôi bỏ vốn nuôi lợn bản địa. Chỉ sau vài tháng tôi đã có hàng cung cấp về Hà Nội. Vào mỗi dịp cuối tuần, tôi thường mổ từ 1-2 con lợn mang về Hà Nội tiêu thụ. Theo danh sách người đặt hàng để pha thịt đóng gói mang về. Với mỗi chuyến như thế trừ công mổ, thùng hàng, vận chuyển,  tôi cũng lãi hơn khi bán cả đàn cho thương lái. Điều quan trọng hơn cả là gia đình, bạn bè và người quen được ăn thịt lợn do mình trực tiếp nuôi. Tuy giá cao hơn thị trường nhưng nhiều người thích ăn và ngày càng có nhiều người đặt. Hiện tại, trang trại tôi không đủ cung cấp hàng khách quen. Không chỉ có thịt, trang trại còn cung cấp hoa quả về Hà Nội như ổi, chanh đào. 

Tăng giá trị của đất  

Nhà có vườn cam, tranh thủ thời gian rỗi, chị Nguyễn Thị Dung ở khu 4, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) bán cam ngay tại nhà. Hàng ngày, ngoài cam nhà mình, chị đi cắt cam của hàng xóm, người quen bày bán cho khách qua đường. Thường vào những ngày cuối tuần người mua nhiều, chủ yếu khách đi xe đi từ Sơn La về Hà Nội. Chị Dung cho biết: Một lần có chị khách qua ăn cam thấy ngon rồi mua 20 cân. Chị ấy xin số điện thoại. Khi về chị ấy biếu cho bạn bè, người thân. Sau vài ngày chị ấy lại gọi điện đặt hàng và chuyển tiền. Biết đây là mối làm ăn lâu dài nên mỗi khi đi lấy hàng tôi phải chọn cam ngon, dù giá cao hơn một chút. Ba năm nay, tôi và chị thường xuyên làm ăn với nhau. Chị ấy bảo ai cũng thích cam Cao Phong vì họ biết được nguồn gốc xuất xứ mà lại của người quen nên càng yên tâm. 

Khác với nhiều tỉnh, thành ở đồng bằng, Hòa Bình có lợi thế phát triển sản xuất thực phẩm sạch bởi đất rộng, nguồn nước sạch. Mặt khác, đường giao thông thuận tiện, lại gần thành phố Hà Nội có nhu cầu lớn về thực phẩm sạch. Hiện tại đã có nhiều sản phẩm mà người tiêu dùng ưa chuộng như cam, bưởi, mắc cọp, lợn địa phương và các loại củ, quả khác. Nhiều trang trại và hộ gia đình đã chọn hình thức kinh doanh này để sản xuất cũng như chọn đây là hình thức tạo đầu ra cho sản phẩm nông sản. Đối với nông dân của tỉnh thì đây là một trong những cơ hội phát triển sản xuất, giúp người xóa đói giảm nghèo.

 

                                                                          Việt Lâm

 

Các tin khác


Nắng nóng cao điểm, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh quá tải bệnh nhân 

Trong đợt nóng lần này, Hòa Bình là một trong những nơi thuộc vùng tâm nóng; 3 ngày qua (27 - 29/4), nhiệt độ luôn ở mức cao từ 39 - 42 độ C, có nơi xấp xỉ 43 độ C. Nắng nóng khiến nhiều người dân trong tỉnh phải nhập viện cấp cứu, dẫn đến quá tải tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục