Bác sĩ Bùi Thị Huyền, trạm y tế xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) chăm sóc bệnh nhân.

Bác sĩ Bùi Thị Huyền, trạm y tế xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) chăm sóc bệnh nhân.

(HBĐT) - Không quản ngại khó khăn, nhiều y, bác sĩ rời phố thị, xa gia đình lên vùng cao, vùng sâu phục vụ người dân. Họ đã trở thành chỗ dựa tin cậy của bà con dân tộc mỗi khi đau ốm.

 

Có duyên với vùng khó

 

Năm 1994, sau khi tốt nghiệp trung cấp y tế, chàng trai Nguyễn Yên Phong ở TP Hòa Bình quyết định lên các xã vùng cao Mường Chiềng và Đồng Chum (Đà Bắc) công tác. Công tác ở đây, anh mới thấu hiểu những thiệt thòi của đồng bào dân tộc. Mỗi khi ốm đau, dân bản phải xuống trung tâm huyện cách xã gần 70km để điều trị. Nhưng do giao thông đi lại khó khăn, nhiều trường hợp người bệnh đến nơi thì sức khoẻ đã xấu hơn. Cùng với các giải pháp vận dụng kiến thức, kinh nghiệm, trang thiết bị sẵn có của trạm y tế, anh tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong phòng, tránh bệnh nguy hiểm. Tranh thủ uy tín già làng, trưởng bản để vận động nhân dân cách phòng bệnh, giữ gìn vệ sinh... Do trình độ dân trí không đồng đều nên việc tuyên truyền, vận động phải kiên trì theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”, dễ hiểu, dễ nhớ.

 

Hằng ngày, bác sĩ và cán bộ y tế của trạm tư vấn tại chỗ hoặc lồng ghép với các chương trình khác nhằm tuyên truyền thay đổi nhận thức cho bà con từ những điều đơn giản nhất như: phải uống nước đun sôi, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, rửa tay sạch trước khi ăn, ngủ phải mắc màn đến việc tiêm chủng cho trẻ em; vận động dân bản áp dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình,  giữ gìn vệ sinh cá nhân, phòng dịch bệnh... Từ những nỗ lực và việc làm cụ thể của cán bộ y tế cơ sở đã dần thay đổi những hủ tục của người dân trong chăm sóc sức khỏe. Qua hơn 20 năm công tác, ở cương vị nào Trạm trưởng Trạm y tế xã Đồng Chum Nguyễn  Yên Phong cũng hết lòng vì bệnh nhân. Khi hỏi về những kỷ niệm trong nghề, anh  chia sẻ: “Chuyện đó nhiều lắm, nhiều bệnh chúng tôi chữa bằng tây y kết hợp với những bài thuốc đông y, nhất là những bài thuốc dân gian của người dân tộc. Những bài thuốc này vô cùng quý bởi nhiều bệnh tây y khó chữa nhưng thuốc đông y lại có cách đặc trị”.

 

Học xong trung cấp y, năm 1997, chàng trai Nguyễn Tiến Dũng cũng quyết định rời thành phố Hòa Bình lên vùng cao Mường Tuổng (Đà Bắc) để lập nghiệp. Qua thời gian, anh cùng các y, bác sĩ tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức họp dân, giao ban, loa di động... về chăm sóc sức khỏe. Để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ anh học lên đại học. Sau khi học xong, anh được UBND huyện điều động làm Trạm trưởng Trạm y tế xã Yên Hòa. Đây là trạm y tế trung tâm cụm 4 xã vùng cao của huyện Đà Bắc, những ca khó các trạm đều chuyển về đây. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của trạm còn thiếu thốn đủ bề. Trạm được chuyển giao từ trạm quân - dân y kết hợp, xây dựng từ năm 2000. Khi hỏi sao anh không về dưới thành phố và các huyện gần thành phố công tác, anh tâm sự: “Mỗi người có lựa chọn riêng cho mình. ở trên này nhiều năm, tôi gắn bó với người vùng cao sống chân chất, mộc mạc, nặng tình cảm. Họ rất cần những bác sĩ để chăm sóc sức khỏe. Nhiều gia đình coi chúng tôi như người thân. Tôi thấy mình có ích hơn”.

 

ông Lò Văn Lệt, xóm Kìa, xã Yên Hòa cho biết: Tôi tuổi cao, bị bệnh phổi, khổ nhất vào mùa đông nên thường xuyên  phải đi khám bệnh. Những năm trước, tôi  phải xuống bệnh viện huyện cách nhà hơn 60km. Từ ngày trạm y tế xã có bác sĩ tôi đã đến đây khám, sức khỏe ổn định hơn. Nhiều người trong xóm, xã khi có bệnh đều đến khám và rất yên tâm chữa trị. Chúng tôi rất cần những y, bác sĩ tại cơ sở.

 

Chỗ dựa của nhân dân

 

19 năm trong nghề, có đến 10 năm bác sĩ Bùi Thị Huyền gắn bó với Trạm y tế xã Mỹ Hòa (Tân Lạc). Chị được giao phụ trách các chương trình y tế như công tác khám chữa bệnh, quản lý bệnh mãn tính, bệnh tâm thần, an toàn thực phẩm, tai nạn thương tích, người cao tuổi, quản lý bệnh truyền nhiễm và một số chương trình y tế khác. Để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại trạm, chị cùng đội ngũ y sĩ của trạm thường xuyên phối hợp với các ngành, đoàn thể của huyện tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân phòng, chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm... Vì vậy, nhiều năm qua, công tác khám, chữa bệnh của trạm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.

 

Nhận thức công tác phòng bệnh là quan trọng nên trong chiến dịch tiêm phòng cho trẻ chị cùng đội ngũ cán bộ của trạm, y tế thôn bản, trường học rà soát đủ và đúng đối tượng được tiêm chủng; trực 24/24h để nắm bắt và theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ sau tiêm, vì vậy đã tạo niềm tin cho phụ huynh khi đưa trẻ đi tiêm.  Nhiều năm qua, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi của xã được tiêm vắcxin luôn đạt 100%.

 

Thời gian qua, thực hiện đề án đào tạo bác sĩ ở cơ sở và thu hút bác sĩ về công tác tại tuyến huyện, xã, công tác khám, chữa bệnh đã thay đổi cơ bản. Người dân được khám, chữa bệnh với chất lượng cao hơn, thuận lợi hơn. Đồng chí Bùi Văn Kết, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ (Sở Y tế) cho biết: Bệnh nhân yên tâm khi đến khám ở một trạm y tế có bác sĩ. Khi các trạm y tế có bác sĩ đã mang lại hiệu quả rất lớn, nhiều trường hợp cấp cứu chấn thương, bệnh nặng khác đã được bác sĩ xử lý kịp thời, tránh được tử vong, nhất là ở những xã xa bệnh viện, làm giảm những ca bệnh phải chuyển tuyến. Về mặt xã hội, ở địa phương tiếng nói của bác sĩ có tính thuyết phục đối với người dân nên được ủng hộ cao. Từ đó, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại cơ sở.

 

                                                                                         

                                                                            Việt Lâm

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Lãnh đạo Công ty CP Thương mại Dạ Hợp tặng quà tết cho hộ gia đình bà Hà Thị Yên – Khu nhà ở xã hội Dạ Hợp (TP Hòa Bình).
Lãnh đạo UBND huyện Đà Bắc cùng Hội Doanh nghiệp huyện tặng quà tết cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc).
Không có hình ảnh

Tặng quà tết cho hộ gia đình chính sách tại xã Tuân Đạo

(HBĐT) - Ngày 31/1, tại xã Tuân Đạo(huyện Lạc Sơn), LĐLĐ tỉnh phối hợp với công ty CP thương mại Định Nhuận tặng 35 suất quà tết cho các hộ gia đình chính sách, hộ có hoàn cảnh khó khăn trong xã. Mỗi suất quà trị giá 400 nghìn đồng, bao gồm 5 kg gạo và bánh kẹo, nước mắm, bột ngọt. Trong đó công ty CP thương mại Định Nhuận 20 suất còn lại 15 suất của LĐLĐ tỉnh.

Nỗ lực giảm tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ em trên địa bàn

(HBĐT) - Thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em là giảm tử vong mẹ, trẻ em và giảm suy dinh dưỡng trẻ em, năm 2015, ngành y tế đã triển khai nhiều hoạt động với nội dung làm mẹ an toàn, chăm sóc trẻ sơ sinh, cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em, lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh... Đồng thời, các đơn vị trong toàn ngành thường xuyên củng cố và nâng cao chất lượng dịch vụ CSSKSS, đảm bảo trên 98% phụ nữ sinh con được quản lý thai nghén, trên 99% phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế, bà mẹ và trẻ sơ sinh được cán bộ y tế thăm khám sau sinh.

Huyện Lạc Thủy: Thiết thực các hoạt động chăm lo, hỗ trợ các gia đình chính sách

(HBĐT) - Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 đang đến gần, với tinh thần tương thân, tương ái, việc chăm lo Tết cho người nghèo và gia đình chính sách được cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, LLVT và cộng đồng dân cư huyện Lạc Thủy tích cực triển khai với nhiều hình thức nhằm giúp mọi người, mọi nhà được đón tết vui tươi, đầm ấm.

Tăng cường phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi; kiểm tra và quản lý chất cấm trong chăn nuôi trong dịp Tết

(HBĐT) - Để chủ động hơn nữa và nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; chấn chỉnh và sử lý kịp thời việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, đảm bảo VSATTP cho người tiêu dùng trong dịp Tết, bảo vệ và phát triển chăn nuôi của tỉnh, Sở NN&PTNT đã có Công văn số 88, ngày 28/1/2016 về việc “Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; kiểm tra và quản lý chất cấm trong chăn nuôi trước, trong và sau Tết Bính Thân 2016.

Kho bạc Nhà nước tỉnh: Thăm và tặng quà tết tại xã Phúc Sạn

(HBĐT) - Nhân dịp tết Nguyên đán Bính Thân, ngày 30/1, Kho bạc Nhà nước tỉnh đã tổ chức đến thăm, chúc tết và tặng quà cho người dân khó khăn xã Phúc Sạn (Mai Châu). Cùng đi tặng quà có đại diện Kho bạc Nhà nước huyện Mai Châu và Công ty CP Đầu tư Năng lượng Xây dựng Thương mại Hoàng Sơn.

849 con trâu, bò chết rét trong đợt rét đậm, rét hại

(HBĐT) - Kết thúc đợt rét đậm, rét hại vừa qua, thiệt hại trên đàn gia súc của tỉnh đã lên tới 849 con trâu, bò. Số trâu, bò bị chết rét huyện Mai Châu 201 con, Đà Bắc 168 con, Lạc Sơn 112 con, Tân Lạc 86 con, Kim Bôi 78 con, Yên Thủy 61 con, Lương Sơn 55 con, Cao Phong 35 con, Kỳ Sơn 33 con, Lạc Thủy 14 con, thành phố Hòa Bình 6 con. Thiệt hại khác có 900 con gia cầm non, trên 10 con dê.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục