Đoàn thanh niên phường Chăm Mát (TP Hòa Bình) đa dạng các hoạt động sinh hoạt hè thu hút đông đảo trẻ em trên địa bàn tham gia.
(HBĐT) - Chỉ còn ít ngày nữa là kết thúc năm học 2015 - 2016, trẻ em bước vào đợt nghỉ kéo dài trước khi bước vào năm học mới. Thời điểm này cũng là lúc phụ huynh lo tìm sân chơi an toàn, bổ ích cho con em mình.
Là trung tâm hành chính của tỉnh nhưng trên địa bàn thành phố Hòa Bình vẫn thiếu sân chơi tập trung cho trẻ, nhất là vào dịp hè khi nhu cầu vui chơi của trẻ tăng cao, việc hạn chế về sân chơi an toàn, bổ ích cho trẻ càng thể hiện rõ. Điểm lại trên toàn thành phố, hiện nay chưa có sân chơi tập trung đạt chuẩn của Bộ LĐ-TB&XH. Trẻ em thành phố Hòa Bình chỉ có thể vui chơi tại sân chơi nhà văn hóa, những sân bãi trống, tuy nhiên vẫn còn một số KDC vẫn chưa quy hoạch, xây dựng được nhà văn hóa.
Có 2 con nhỏ ở lứa tuổi từ 9 - 15, chị Nguyễn Thu Giang, tổ 22, phường Tân Thịnh lo lắng: Mặc dù ở khu có nhà văn hóa, sân chơi thể thao nhưng nhà văn hóa chỉ được mở để phục vụ cuộc họp, sinh hoạt của chi bộ, hội, đoàn thể nên trẻ em không được vào đó vui chơi tùy ý. Các con tôi và trẻ em trong KDC tự tìm kiếm, tổ chức các trò chơi vận động ngoài sân như bóng đá, cầu lông, đạp xe. Khi vui chơi ở đó tiềm ẩn tai nạn giao thông xảy ra và đây là mối lo chung của nhiều bậc phụ huynh.
Thay vì tìm đến những sân chơi công cộng, một số gia đình chọn cách cho con tham gia các lớp học văn hóa, học năng khiếu tại trung tâm gần nhà như là cách nghỉ hè an toàn. Tham gia những lớp học này, trẻ luôn có người giám sát lại được rèn luyện bản thân, phát triển kỹ năng. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời vì nhiều phụ huynh không muốn con phải học tập quá nhiều, mất đi quyền vui chơi của trẻ.
Còn đối với trẻ em ở vùng nông thôn, các em không có điều kiện để tham gia các lớp học năng khiếu ở trung tâm, thiếu sân chơi tập trung. Theo tiêu chí xây dựng NTM, hầu như địa phương nào trong tỉnh cũng có nhà văn hóa làm nơi sinh hoạt, nâng cao đời sống văn, thể, mỹ cho người dân. Không ít nhà văn hóa được xây dựng khang trang nhưng chủ yếu phục vụ hội họp, sinh hoạt của người dân còn hoạt động cho thiếu nhi rất ít vì không có đồ chơi, dụng cụ, sách, báo... Một số nơi có tủ sách, thư viện thì chủ yếu là sách, báo cũ, đầu sách dành cho thiếu nhi nghèo nàn lại không mở cửa thường xuyên. Trẻ em nhiều vùng nông thôn vẫn phải tự tìm chỗ chơi ở những nơi thiếu an toàn và thiếu sự kiểm soát của cha mẹ.
Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, toàn tỉnh hiện có gần 220.000 trẻ em từ 0 - 16 tuổi. Trong năm qua đã có 150 trẻ mắc tai nạn thương tích mà thời điểm chủ yếu vào những tháng hè. Có 50% trẻ mắc tai nạn ngoài cộng đồng với các loại như: ngã 71 trường hợp; tai nạn giao thông 23 trường hợp; đuối nước 13 trường hợp, trong đó có 4 trẻ tử vong; 10 trẻ bị súc vật cắn… Đồng chí Đỗ Thị Loan, Phó phòng Bảo vệ và chăm sóc trẻ em (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Nhằm đẩy mạnh công tác phòng - chống tai nạn thương tích ở trẻ, tạo cho trẻ môi trường sống an toàn, lành mạnh, hàng năm, Sở LĐ-TB&XH đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông, xây dựng ngôi nhà an toàn phòng tránh tai nạn thương tích, triển khai xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em. Trong năm 2015, toàn tỉnh đã tổ chức hàng chục lớp dạy bơi phòng tránh đuối nước cho gần 300 trẻ từ 7 - 15 tuổi tham gia. Trong thời gian tới, ngành LĐ-TB&XH tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hướng đến mục tiêu toàn tỉnh sẽ có 85,7%, tương đương với 180/210 xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em, ngày càng nhiều trẻ em được tham gia diễn đàn, hội thi để thực hiện quyền được tham gia, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng với các cấp lãnh đạo…
Cùng với đó, vào những tháng hè, Đoàn thanh niên các cấp đã triển khai chương trình, kế hoạch hoạt động hè cho thiếu niên, nhi đồng ở địa phương. Hàng năm, 100% Đoàn xã, phường, thị trấn tổ chức hoạt động tiếp nhận học sinh về sinh hoạt hè và tổ chức nhiều hoạt động bổ ích. Các Trung tâm hoạt động Thanh - thiếu niên, Trung tâm văn hóa thanh thiếu niên, Nhà thiếu nhi tỉnh thường xuyên mở các lớp năng khiếu, văn hóa phục vụ nhu cầu của trẻ. Bên cạnh đó, hệ thống thư viện tuyến tỉnh đến huyện đầu tư sách, báo, tạp chí thu hút bạn đọc thiếu niên - nhi đồng…
Hồng Nhung
(HBĐT) - Ngày 16/5, tại trường mầm non Xuất Hóa (Lạc Sơn), Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Lạc Sơn tổ chức Ngày hội rửa tay bằng xà phòng năm 2016. Rửa tay bằng xà phòng có ý nghĩa rất lớn trong phòng chống dịch bệnh.
(HBĐT) - Ngày 15/5, tại nhà văn hóa xóm Cháy, xã Liên Vũ (Lạc Sơn), Ủy ban Hội LHTN tỉnh tổ chức ngày hội thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác- tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng cấp tỉnh năm 2016. Tham dự có đại diện Ban thư ký Hội LHTN tỉnh; LĐLĐ tỉnh; huyện Lương Sơn; đại diện nhà tài trợ- Công ty CP thức ăn chăn nuôi CP Việt Nam và gần 500 NCT, ĐVTN trên địa bàn.
Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử đề nghị VTV phải gửi công văn giải trình chậm nhất vào ngày 13-5.
(HBĐT) - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Thông tư số 08/2016/TT-BTTTT hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020. Theo đó, nhiều đối tượng được hưởng giá cước dịch vụ viễn thông công ích như:
(HBĐT) - Từ sơ sinh đến 2 tuổi là giai đoạn các bà mẹ lo lắng nhất về cân nặng của con mình. Dưới đây là những kiến thức cần thiết về cân nặng của con trong giai đoạn đầu đời do bác sỹ Ngô Thị Phượng, Giám đốc Trung tâm CSSSKS tỉnh giới thiệu.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 48 về Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích (PCTNTT) trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh với mục tiêu tổng quát: Kiểm soát và ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng trẻ em bị mắc và tử vong do TNTT gây ra, đặc biệt là tình trạng trẻ em bị đuối nước và tai nạn giao thông. Tập trung vào những nơi thường xảy ra TNTT đối với trẻ em như ở gia đình, nơi công cộng nhằm bảo đảm an toàn cho trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội.