Trung tâm CSCSKS tỉnh tư vấn cho các bà mẹ về theo dõi cân nặng của bé để đảm bảo chăm sóc, nuôi dưỡng đạt hiệu quả cao.  ảnh: P.V

Trung tâm CSCSKS tỉnh tư vấn cho các bà mẹ về theo dõi cân nặng của bé để đảm bảo chăm sóc, nuôi dưỡng đạt hiệu quả cao. ảnh: P.V

(HBĐT) - Từ sơ sinh đến 2 tuổi là giai đoạn các bà mẹ lo lắng nhất về cân nặng của con mình. Dưới đây là những kiến thức cần thiết về cân nặng của con trong giai đoạn đầu đời do bác sỹ Ngô Thị Phượng, Giám đốc Trung tâm CSSSKS tỉnh giới thiệu.

 

Trẻ sơ sinh (từ 1- 4 tuần tuổi), cân nặng của trẻ sẽ giảm vài lạng sau sinh do bé đào thải phân su. Một em bé khỏe mạnh sẽ tăng cân trở lại từ 10-12 ngày sau sinh và sẽ đạt cân nặng lúc mới chào đời. Từ lúc 1 tháng - 6 tháng tuổi, bé sẽ tăng khoảng 140 - 200 g mỗi tuần. Thời gian bú không chính xác và cố định, tùy theo nhu cầu của bé. Bé ở độ tuổi này thường bú 8-12 cữ một ngày, mỗi cữ bú cách nhau khoảng 2-3 tiếng. 2 tháng tuổi, bé cần phải tăng cân đều và  cần bú sữa mẹ hoàn toàn vào giai đoạn này. 3 tháng tuổi, bé chỉ tăng khoảng 110 g mỗi tuần. Bé sẽ tăng tiếp tục với đà như vậy cho đến 7 tháng tuổi. 4 tháng tuổi, bé có thể giữ đầu thẳng có thể ngồi nếu có điểm tựa. Bé bày tỏ sự thích thú khi mọi người ăn cơm. Từ 5- 6 tháng tuổi, cân nặng của bé sẽ gấp đôi cân nặng lúc sinh. Mẹ có thể đưa bé đi khám sức khỏe tổng quát vào thời điểm này. 6 tháng tuổi, bé sẽ tăng khoảng 85-140 g mỗi tuần. Mẹ nên cho bé ăn rau, hoa quả và thịt nghiền nhuyễn. Sữa vẫn là thức ăn chính của bé giai đoạn này.

 

7 tháng tuổi, tháng này bé sẽ tăng khoảng gần 1 kg. Mẹ cần đưa bé đi khám nếu bé không tăng được 1 kg và không tăng ở những tháng tiếp theo sau đó. Giai đoạn này, bé chuyển từ bú sữa hoàn toàn sang ăn dặm, là giai đoạn quan trọng, cần phải có thời gian làm quen. Mẹ tuyệt đối không ép bé ăn quá nhiều hoặc ăn những món bé chưa thích. Vào giai đoạn làm quen này, mẹ có thể cho bé tập ăn những món rau củ, hoa quả nghiền, độ đặc, loãng tùy theo thời gian và sự thích nghi của bé.  8 tháng tuổi, cân nặng lúc 8 tháng tuổi đến trước 1 tuổi sẽ gấp 3 cân nặng lúc mới sinh.  9 tháng tuổi, để duy trì đà tăng cân của bé, mẹ cần cho bé ăn bữa nhẹ cách 2- 4 giờ.  10 tháng tuổi, cân nặng của bé bắt đầu tăng ít hơn do giai đoạn này bé vận động nhiều và bé đã có thể trườn, bò, tập đứng nên tốn nhiều năng lượng. Do vậy, các mẹ nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé để đảm bảo cân nặng của con.  11 - 12 tháng tuổi, bé bắt đầu những bước đi đầu tiên. Các cữ bú đêm thưa dần và cân nặng của bé cũng tăng ít hơn. 

 

 13 - 18 tháng tuổi, những bước chân vụng về là khởi đầu cho việc trẻ có thể đi mà không cần dắt. Lứa tuổi này, trẻ bắt đầu chuyển sang ăn cháo. Trẻ vẫn cần được bú mẹ hoặc ăn sữa bột công thức. Mỗi ngày trẻ cần được ăn 5 bữa (3 chính, 2 phụ). Giai đoạn này bé sẽ tăng khoảng 200 - 220 g mỗi tháng. 19 - 24 tháng tuổi, bé thích leo trèo và thậm chí có thể chạy. Khi tiến dần tới mốc 2 tuổi trẻ có thể tập ăn cơm nhưng do bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, trẻ thường hay bị rối loạn tiêu hóa, nếu trẻ biếng ăn có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Vì vậy, các mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn cho trẻ. Giai đoạn này bé sẽ tăng khoảng 200 g mỗi tháng.

 

                                                                                     

 

                                                                          Đ.P (TH)

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục