Bác sỹ Khoa điều trị tích cực (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) khám cho bệnh nhân suy thận.
(HBĐT) - Bước vào mùa hè, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp và bất thường. Nắng nóng, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh, phát triển, dễ lây lan như: bệnh sởi, sốt xuất huyết, tay - chân - miệng, thủy đậu, rubella, dại, quai bị, bệnh viêm não Nhật Bản, viêm màng não do não mô cầu, tiêu chảy, tả, thương hàn...
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, chúng tôi gặp anh Nguyễn Văn Tuyên ở huyện Yên Thủy đi chăm sóc con nằm viện. Anh cho biết: Đầu tiên cháu bị sốt nhẹ một vài ngày, gia đình chỉ nghĩ cháu sốt bình thường nhưng sau đó thấy nổi lên trên da những vết dát đỏ sau đó 1- 2 ngày, xuất hiện các mụn bóng nước. Những mụn bóng nước mọc ở thân sau lan lên mặt, tay, chân và mọc thành nhiều đợt khác nhau. Thấy bất thường, tôi cho cháu đi khám và chuyển lên đây điều trị.
Bà Vũ Thị Hường ở phường Tân Hòa (thành phố Hòa) Bình cũng phải vào viện vì sốt cao, đau người, mỏi mệt, kém ăn. Bà Hường cho biết: Hiện đang là lúc giao mùa, gia đình tôi cũng có ý thức giữ gìn sức khoẻ, đảm bảo vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt, vậy mà vẫn mắc bệnh. Bác sĩ kết luận tôi bị sốt vi rút, phải ở lại theo dõi, điều trị...
Bác sĩ Nguyễn Thị Thành, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Từ đầu tháng 5 đến nay khoa thường xuyên tiếp nhập những ca bệnh như tiêu chảy, sốt vi rút, thủy đậu, chân - tay - miệng. Tuy không là dịch lớn nhưng hầu như ngày nào cũng có người nhập viện. Trung bình mỗi ngày có từ 4 - 6 ca sốt vi rút, 3-4 ca tiêu chảy. Nhiều người chủ quan điều trị ở nhà nên khi nhập viện trong tình trạng quá nặng, việc điều trị rất khó khăn. Tại phòng khám Bệnh nhiệt đới, khoa Khám bệnh bác sĩ Hà Lê Cường phụ tránh phòng khám cho biết: Trong thời điểm này, mỗi ngày phòng khám tiếp nhận trung bình 10 ca, chủ yếu là sốt vi rút, quai bị, chân - tay - miệng, thủy đậu. So với thời điểm năm ngoái, lượng bệnh nhân đến khám và điều trị không tăng đột biến. Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh mùa hè nhiều năm nay vẫn không giảm.
Cũng theo bác sĩ Nguyễn Thị Thành, nguyên nhân là do thời điểm này thời tiết thay đổi, độ ẩm không khí cao là môi trường thuận lợi cho các loại vi rút phát triển tấn công cơ thể. Khi thời tiết nắng nóng, thức ăn nhanh ôi thiu, nhiều người sử dụng thịt để lâu trong tủ lạnh dễ nhiễm khuẩn và sử dụng thức ăn đường phố cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Để phòng tránh bệnh trong mùa hè, mọi người cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không ăn thức ăn đã ôi thiu, cần đổ bỏ thức ăn thừa từ hôm trước. Thực hiện ăn chín, uống sôi. Đối với những bệnh do vi rút như viêm não rất dễ phát sinh từ tháng 5 đến tháng 7 người dân cần phải tiêm phòng nghiêm túc, đúng định kỳ, nhất là với trẻ nhỏ.
Việt Lâm
(HBĐT) – Vừa qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN), Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Lạc Sơn cùng với lãnh đạo Đảng ủy, chính quyền; Hội LHPN, Hội CTĐ, Hội Nông dân xã Liên Vũ đã tổ chức đến thăm hỏi, động viên, tặng quà cho gia đình anh Bùi Văn Lực và chị Bùi Thị Lưm, xóm Côm xã Liên Vũ vừa mới xảy ra hỏa hoạn.
(HBĐT) - Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản, nhằm đánh giá thực trạng ô nhiễm vi sinh vật, việc sử dụng chất cấm và tồn dư kháng sinh, dư lượng thuốc BVTV đối với các sản phẩm rau, thịt trên địa bàn các huyện và thành phố Hòa Bình, đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP tỉnh đã tiến hành lấy 73 mẫu rau, thịt, quả và sản phẩm chế biến từ thịt để kiểm nghiệm định lương các chỉ tiêu về ATTP. Bao gồm 32 mẫu thịt lợn, 5 mẫu giò chả, 2 mẫu cá tươi, 26 mẫu rau, 8 mẫu quả (cam Cao Phong, táo, lê, nho nhập khẩu).
(HBĐT) - Sáng 25/5, tại BHXH tỉnh, UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo BHYT toàn dân tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Cùng đoàn công tác của Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn, chúng tôi có mặt tại Trạm y tế xã Chí Đạo để tham gia buổi khám chữa bệnh miễn phí cho hơn 130 đối tượng chính sách, người có công trên địa bàn xã.