Chị Bùi Như Phong, tiểu khu 4, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) chăm sóc mô hình sản xuất thực phẩm sạch.
(HBĐT) - Thực phẩm bẩn đã và đang trở thành vấn nạn và tỉnh ta không phải là ngoại lệ. Bằng mắt thường khó có thể phân biệt đâu là thực phẩm bẩn, đâu là thực phẩm được nuôi trồng, bảo quản bằng hoá chất, bởi vậy, ngày càng có nhiều người dân tìm cách tránh thực phẩm bẩn.
Trào lưu tự cung, tự cấp, thực phẩm
Việc này đang trở thành trào lưu, ở chốn đô thị. Nhà ống nhưng có khoảng không gian ban công thoáng, rộng, trước đây, chị Phương, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) thường sử dụng không gian này vào việc trồng hoa, cây cảnh. Nay bên cạnh nhưng bồn hoa, chậu cảnh ấy còn có hàng chục chiếc thùng xốp to nhỏ được xếp gọn gàng để trồng rau. Hai vợ chồng cùng là công chức Nhà nước, khi được về nghỉ chế độ, việc đầu tiên mà vợ chồng bà Vân, phường Phương Lâm làm là quy hoạch lại khoảnh vườn để vừa trồng rau, vừa chăn nuôi lợn, gà. Thay vì đi bộ, đạp xe 2 tiếng đồng hồ vào buổi sáng, nay vợ chồng bà Vân chia đều: 1 tiếng đồng hồ để tập thể dục và khoảng một tiếng rưỡi để chăm sóc lợn gà, vườn tược. Công việc này được lặp lại vào buổi chiều. “Đôi lúc cũng thấy mệt nhưng vui vì hợp với lứa tuổi. Điều quan trọng hơn cả là mình tự túc được nguồn thực phẩm sạch cho gia đình, chứ giờ nhìn đâu cũng thấy thực phẩm bẩn, ăn cũng thấy lo” - Bà Vân tâm sự.
Nở rộ phong trào kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ
Một ngày đẹp trời, tôi nhận cuộc gọi của một người bạn đã nhiều năm không gặp. Sau hồi vồn vã với những câu chuyện xã giao, cô bạn đi thẳng vào vấn đề: “Giờ tôi kiêm thêm việc buôn bán hàng nông sản bạn ạ. Rau, quả, lợn, gà, măng, miến, mật ong... từ quê mình cả! Mới thôi nhưng cũng đã chiếm lĩnh được thị trường Hà Nội. Ngặt nỗi, chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản và kinh doanh...” và tôi được cô bạn nhờ giúp là tìm đến cơ quan có chức năng của tỉnh thẩm định, cấp phép cho sản xuất, đồng thời chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực phẩm an toàn. Theo đề xuất của cô bạn, tôi sắp xếp lịch hẹn và cùng cô tìm đến Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản thuộc Sở NN&PTNT. Tại đây, chúng tôi được hướng dẫn làm hồ sơ, thủ tục để tiến hành kiểm tra làm cơ sở cho việc công nhận đảm bảo điều kiện chất lượng, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đạt quy chuẩn quốc gia và quy chuẩn của địa phương đối với cơ sở chăn nuôi, trồng trọt, sơ chế, chế biến, bảo quản.
Đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản cho biết: Thời gian gần đây có nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể tìm đến trung tâm để làm quy trình cấp giấy chứng nhận đạt điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở trồng trọt, chăn nuôi đạt quy chuẩn... đó là điều đáng mừng trong bối cảnh thực phẩm bẩn đang được bán tràn lan như hiện nay.
Đến với Hội chợ xuân Hòa Bình năm 2016 (khu vực bờ trái sông Đà), tôi đã dăm, bảy lần đến gian hàng sản phẩm rau hữu cơ của huyện Lương Sơn để chờ mua được vài kg rau, quả. Dẫu về cảm quan không được bắt mắt nhưng tôi và nhiều người nội trợ khác của TP Hoà Bình biết là thực phẩm an toàn, bởi vậy, hàng chuyển đến bao nhiêu được bán hết bấy nhiêu. Chị Nguyễn Thị Thùy Dung, nhóm trưởng nhóm rau hữu cơ thôn Đầm Đa, xã Hợp Hòa ( Lương Sơn) xởi lởi: Chúng tôi mang hàng đến hội chợ để giới thiệu sản phẩm với bà con tỉnh nhà. Trên thực tế, thời điểm này chúng tôi khan hàng bởi sản phẩm rau an toàn được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất, chế biến sản phẩm hữu cơ (10TCN-602-2006); tiêu chuẩn hữu cơ PGS, sản phẩm làm ra đến đâu được đưa vào các siêu thị của Hà Nội đến đó.
Bằng sự quan sát cuộc sống hàng ngày có thể thấy, người dân ở nơi phố thị đang dành mối quan tâm lớn cho việc tìm kiếm nguồn thực phẩm sạch, rõ hơn là “né” thực phẩm bẩn. Mất thời gian, tăng chi phí... và nhiều điều khác nữa nhưng đó là việc mà nhiều người nghĩ nên làm và quyết tâm làm để tuyên chiến với thực phẩm bẩn, bảo đảm sự an toàn trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Sáng 1/6, UBND tỉnh đã tổ chức tiếp và làm việc với đoàn công tác của tổ chức Kenan do ông Bernhard Richard Thomas, Giám đốc điều hành dẫn đầu. Tiếp và làm việc với đoàn về phía tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.
Công ty URC Hà Nội bị xử phạt do sản xuất lô sản phẩm Trà xanh hương chanh C2 và nước tăng lực hiệu Rồng đỏ có hàm lượng chì cao hơn mức công bố.
(HBĐT) - Mùa hè, thời tiết oi nóng, từ người lớn đến trẻ em ai cũng muốn đến bể bơi, ra sông, suối tắm giải nhiệt. Tuy nhiên, mùa hè năm nào cũng có người bị đuối nước, tử vong. Những vụ việc mới, những cái chết thương tâm vẫn tiếp tục xảy ra và hầu hết đều bắt nguồn từ những nguyên nhân cũ, đó là không biết bơi, thiếu hiểu biết, chủ quan. Đó là lời cảnh báo để mỗi người, mỗi gia đình cẩn trọng hơn.
(HBĐT) - Bà Bùi Thị Nhung (Đà Bắc) hỏi: Đề nghị cho biết, trường hợp phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo khi sinh con đúng chính sách dân số được hưởng hỗ trợ thì hồ sơ xét hưởng cần những giấy tờ gì?
(HBĐT) - Nội dung này được đề cập tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
(HBĐT) - Sáng ngày 31/05/2016, Sở Y tế Hòa Bình đã tổ chức lễ mít tinh, diễu hành hưởng ứng ngày thế giới không khói thuốc (31/05) và tuần lễ quốc gia không khói thuốc năm 2016(25/05 - 31/05).