Một số người vẫn không mặc áo phao khi tắm tại khu vực bến Thịnh Minh, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) trong mùa hè này.
(HBĐT) - Mùa hè, thời tiết oi nóng, từ người lớn đến trẻ em ai cũng muốn đến bể bơi, ra sông, suối tắm giải nhiệt. Tuy nhiên, mùa hè năm nào cũng có người bị đuối nước, tử vong. Những vụ việc mới, những cái chết thương tâm vẫn tiếp tục xảy ra và hầu hết đều bắt nguồn từ những nguyên nhân cũ, đó là không biết bơi, thiếu hiểu biết, chủ quan. Đó là lời cảnh báo để mỗi người, mỗi gia đình cẩn trọng hơn.
Tắm sông Đà bắt đầu trở thành phong trào rầm rộ thu hút hàng trăm người từ mùa hè năm 2015 khi xuất hiện những đợt nắng nóng đỉnh điểm. Có những ngày, hai bên bờ sông khu vực hạ lưu TP Hòa Bình đông đúc người tắm như tại bãi biển. Mùa hè năm nay, tuy chưa xảy ra đợt nắng nóng cao điểm nhưng đã có khá đông người ra sông tắm. Tại khu vực bến Thịnh Minh, phường Thịnh Lang, trung bình mỗi ngày có khoảng 40 - 50 người tắm. Khá nhiều người lớn, trẻ em không mặc áo phao vẫn bơi ra xa bờ. Khu vực cảng Nghiêng, phường Tân Thịnh cũng là địa điểm tắm, vui chơi ưa thích của nhiều người vì có dốc xuống sông thoai thoải được đổ bê tông sạch sẽ. Song, đây lại là khu vực nước sâu, UBND TP Hòa Bình đã cắm biển “Khu vực nước sâu không nên tắm”. Chính tại khu vực này, mới đây ngày 9/4 đã xảy ra vụ đuối nước thương tâm. Em Bùi Xuân Vượng, sinh năm 1999, học sinh lớp 8, trường THCS Hữu Nghị ra chỗ dốc thoải chơi. Khi xuống sông rửa chân bị trượt ngã xuống nước. Do không biết bơi nên Vượng đã tử vong. Mùa hè năm 2015, tại đây cũng xảy ra vụ đuối nước làm 1 người tử vong sau khi bơi ra xa bờ khoảng 4 m và không mặc áo phao.
Còn ở các huyện, mùa hè nắng nóng lại trùng vào dịp nghỉ hè nên thường có trẻ em đi chơi, tắm tại các ngầm, suối, hồ, đập. Không biết bơi, không có sự quản lý, giám sát của người lớn nên trẻ bị đuối nước, tử vong. Điển hình là 2 vụ chết đuối liên tiếp xảy ra trong tháng 9/2015 tại huyện Lạc Sơn. Trong đó, tại ngầm Bui, xã Nhân Nghĩa là 2 trẻ cùng sinh năm 2007; tại đập xóm Chóng, xã Định Cư là 2 trẻ cùng sinh năm 2004. Đau lòng hơn là trường hợp 2 anh em ruột đang học lớp 5 và lớp 1 ở xóm Ninh Ngoại, xã An Bình (Lạc Thủy) trong lúc đi chơi trên đập Chóng, thấy nóng xuống tắm đều bị chết đuối.
Theo số liệu của Công an tỉnh, năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 16 người tử vong và từ đầu năm đến nay có 4 người chết vì đuối nước. Còn theo số liệu của Sở LĐ-TB&XH, năm 2015, toàn tỉnh xảy ra 13 vụ trẻ em bị đuối nước (10 trẻ nam, 4 trẻ nữ), 4 trẻ tử vong (2 trẻ dưới 6 tuổi, 2 trẻ từ 6 -15 tuổi). Các vụ đuối nước thường xảy ra vào thời gian từ tháng 4 9. Phân tích các vụ việc thời gian gần đây cho thấy, với người lớn, nạn nhân đều chủ quan, bất cẩn, khi tắm không có thiết bị đảm bảo an toàn như áo phao. Đối với trẻ em, dịp nghỉ hè không có sự quản lý, giám sát của người lớn, thiếu sân chơi, không biết bơi. Ngoài ra cũng có trường hợp tử vong vì sốc nhiệt do thiếu hiểu biết. Đơn cử như trường hợp 1 nam học sinh 15 tuổi sau khi dự lễ tổng kết năm học các em rủ nhau đi tắm, bị chết đuối tại bể bơi tư nhân ở xã Trung Minh (TP Hòa Bình). Nguyên nhân là khi xuống bể giữa trưa nắng gắt, thân nhiệt cao đột ngột gặp nước lạnh dẫn đến bị sốc nhiệt và đuối nước, khiến nạn nhân bị bại não, tử vong.
Đây là những nguyên nhân hàng năm vẫn được các cơ quan chức năng và phương tiện thông tin đại chúng cảnh báo. UBND TP Hòa Bình đã khảo sát và cắm biển “Khu vực nước sâu không nên tắm” tại những nơi có nguy cơ xảy ra đuối nước. Chỉ đạo UBND các phường, xã tuyên truyền cho nhân dân biện pháp phòng, tránh tai nạn đuối nước. Sở LĐ-TB&XH tổ chức lồng ghép tuyên truyền nội dung này trong các buổi tập huấn phòng, chống tai nạn thương tích cho các cộng tác viên, tình nguyện viên ở cộng đồng. Sau đó họ về cơ sở tuyên truyền đến các xóm, hộ gia đình. Sở cũng cấp phát tờ rơi truyền thông về phòng, tránh đuối nước và cách sơ cứu khi không may gặp rủi ro. Tuy nhiên, các vụ việc mới vẫn tiếp tục xảy ra do những nguyên nhân cũ.
Vì vậy, để phòng, tránh tai nạn đuối nước, trước hết, mỗi người cần cẩn trọng, không nên chủ quan, đùa giỡn với tính mạng của mình. Khi tắm phải có thiết bị bảo hộ như mặc áo phao; không nên tắm ở những khu vực nước xoáy, nước sâu, nơi có biển cấm. Không nên tắm khi người có nhiều mồ hôi, vừa đi ngoài nắng để tránh bị sốc nhiệt. Khi trời sắp mưa cũng nên khẩn trương lên bờ. Khởi động kỹ trước khi xuống nước để tránh bị chuột rút. Các gia đình cần quản lý, giám sát con em mình, nhất là trong dịp nghỉ hè. Đồng thời, dạy các kỹ năng sống như học bơi. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, nhà trường cũng cần vào cuộc tích cực tuyên truyền, quan tâm, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, hấp dẫn cho trẻ trong dịp hè.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2016, với chủ đề “Tiếp tục tăng cường sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”, BCĐ liên ngành đã thành lập 228 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra cả 3 tuyến tỉnh, huyện và xã.
(HBĐT) - Từ năm 1961 - 1971, quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ, phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hoá học (CĐHH), 61% trong đó là chất độc da cam (CĐDC), chứa 366 kg dioxin xuống gần 26.000 thôn, bản với diện tích 3,06 triệu ha, bằng gần tổng diện tích miền Nam Việt Nam; trong đó có 86% diện tích bị phun rải hơn 2 lần, 11% diện tích bị phun rải hơn 10 lần. Riêng khu vục A Lưới tỉnh Thừa Thiên - Huế, theo tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ công bố, khối lượng chất da cam rải xuống đây khoảng 434.812 gallon với một khối lượng dioxin khoảng 11 kg trong khoảng thời gian từ năm 1965 - 1970. CĐDC đã tác động mạnh mẽ, lâu dài tới môi trường, các hệ sinh thái và sức khoẻ con người.
(HBĐT) - Ngày 30/5, thành phố Hòa Bình tổ chức lễ phát động tháng “Hành động vì trẻ em” năm 2016 với chủ đề “Vì cuộc sống an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em”. Dự lễ phát động có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, công ty, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
(HBĐT) - Ngày 28/5, nhóm tình nguyện Áo đỏ thành phố Hòa Bình đã kết nối cùng Câu lạc bộ từ thiện Thiện Vi (Hà Nội) tổ chức chương trình “Sống đâu chỉ riêng mình” tại thôn Cóc Lẫm, xã Kim Truy (Kim Bôi).
(HBĐT) - Chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp (BNN) phải được khám BNN là những nội dung được pháp luật lao động quy định. Thời gian qua, công tác bảo vệ sức khoẻ cho người lao động, phòng tránh BNN được các cơ quan, doanh nghiệp trong tỉnh từng bước quan tâm, tạo điều kiện để người lao động được hưởng đầy đủ chế độ, chính sách về chăm sóc sức khoẻ.
(HBĐT) - Ngày 29/5, nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 năm 2016, CLB Thiện nguyện Hòa Bình phối hợp với Đoàn Thanh niên xã Thượng Tiến (Kim Bôi) tổ chức chương trình thiện nguyện “Tết thiếu nhi 1/6” năm 2016 cho các em nhỏ tại xóm Khú, xã Thượng Tiến với sự tham gia của hơn 40 tình nguyện viên thuộc CLB và đông đảo ĐV-TN trong xã.