(HBĐT) - Những ngày cuối năm 2020, chúng tôi được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp thơ mộng của những bông hoa mận bung nở trắng một vùng trời ở xã vùng cao Hang Kia (Mai Châu). Đắm mình trong hương thơm dìu dịu, mọi người đều hồ hởi khi được cảm nhận vẻ đẹp của những cây mận phủ đầy những cánh hoa trắng m.ỏng manh làm bừng sáng trên nền màu xanh của đất trời.



Nghề thổ cẩm truyền thống được người dân Hang Kia (Mai Châu) duy trì, phát triển, góp phần nâng cao đời sống và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Với độ cao khoảng 1.240 m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình trong năm là 15,8 độ C đã tạo cho Hang Kia sự khác về biệt  khí hậu, thổ nhưỡng so với các địa phương trong tỉnh. Cũng vì thế, từ xa xưa, Hang Kia đã nổi tiếng là vùng cây Anh túc với diện tích 640 ha từ năm 1993 trở về trước. Đầu năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 06 "Về tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy”. Một trong những mục tiêu là xóa bỏ cây Anh túc, chuyển sang trồng các loại cây khác. Tuy nhiên, tình trạng tái trồng cây Anh túc ở Hang Kia tiếp tục diễn biến khá phức tạp. Bởi vậy, thuốc phiện đã đẩy nhiều thanh niên vào vòng nghiện ngập, nhiều gia đình rơi vào cảnh tan cửa, nát nhà. Tệ hại hơn, sau khi xóa bỏ cây Anh túc, Hang Kia lại trở thành điểm "nóng” về tội phạm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán ma túy trái phép, khiến hàng chục đối tượng mang án tử hình và chung thân. 

Bí thư Đảng ủy xã Hang Kia Khà A Váu chia sẻ: Vì ma tuý mà có thời kỳ người dân đã mất niềm tin vào sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương. Bởi lẽ, không chỉ con em, người thân mà ngay cả một số cán bộ, đảng viên trong xã cũng tham gia mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Bên cạnh đó, thời điểm năm 2009, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân mới đạt 3,6 triệu đồng/ người/năm,   tỷ lệ hộ nghèo còn tới 38%. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã có bước chuyển biến,   song hiệu quả thấp. Kết cấu hạ tầng KT-XH còn nhiều khó khăn, nước sinh hoạt thiếu trầm trọng. Trường học và nhà ở giáo viên còn thiếu thốn, số người tái mù chữ có xu hướng tăng. Nạn tảo hôn và một số hủ tục lạc hậu vẫn tiếp tục xảy ra… dẫn đến tình hình ANCT - TTATXH  diễn biến ngày càng phức tạp hơn.

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, những năm qua, hệ thống chính trị ở Hang Kia được củng cố, kiện toàn, hiệu lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, hoạt động của MTTQ và các ngành, đoàn thể được nâng lên rõ rệt. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai tích cực tạo sự đồng thuận cao trong Nhân dân. QP-AN được tăng cường, giải quyết cơ bản những tồn tại về ANTT. Đặc biệt, đa số cán bộ ở xã đã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị. Trong đó có nhiều đảng viên trẻ giữ vị trí chủ chốt như Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Khà A Lau, sinh năm 1984; Bí thư Đảng ủy xã Vàng A Váu, sinh năm 1986. 5 năm liền (2010-2019), Đảng bộ xã đạt danh hiệu TCCS Đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ; năm 2019 tỷ lệ đảng viên vi phạm tư cách, không hoàn thành nhiệm vụ chiếm 2,1%.

Bên cạnh đó, Hang Kia còn được phân bổ, lồng ghép nhiều nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển sản xuất. Nhờ vậy, đời sống Nhân dân được cải thiện rõ rệt. Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, tiêu biểu như các gia đình: Vàng A Cấu, xóm Pà Khôm; Khà A Hờ ở xóm Thung Ảng, Sùng A Dếnh xóm Thung Mặn có thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng/năm. VH-XH, y tế, giáo dục có chuyển biến tích cực. Từ năm 2017 đến nay, 2 xã Hang Kia - Pà Cò đã luân phiên tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp Tết Mông. Nghề dệt thổ cẩm, rèn nông cụ, làm giấy dó, các trò chơi dân gian, những nhạc cụ, lời ca, điệu múa truyền thống được duy trì và phát triển góp phần tạo sự đoàn kết, gắn bó, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Đặc biệt, người Mông ở Hang Kia đã biết làm du lịch Homestay, từng bước thu hút du khách trong nước và quốc tế đến thăm quan, trải nghiệm. 

Cách đây hơn 2 năm, tôi tình cờ tham dự cuộc thi hát tiếng Việt trên điện thoại của chị em phụ nữ tại lớp phổ cập giáo dục cho người lớn tuổi ở xã Hang Kia. Đó là cách làm hết sức sáng tạo của trường TH&THCS Hang Kia A, Hang Kia B để chống tái mù chữ và giúp phụ nữ Hang Kia từng bước khẳng định vị thế của mình trong nhịp sống mới. Chị Giàng Thị Dua, ở bản Thung Mặn phấn khởi cho biết: Khi mới mở lớp, nhiều người lần đầu cầm bút tay còn cứng, nét chữ chưa rõ ràng, nhưng các học viên đều tích cực, tự giác, chăm chỉ học tập. Lớp học đã giúp chúng tôi tự tin hơn trong cuộc sống, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, giúp cấp uỷ, chính quyền thuận lợi tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thúc đẩy phát triển KT-XH, đảm bảo ANTT trên địa bàn. 

Năm 2020, thu nhập bình quân ở Hang Kia đạt 25 triệu đồng/người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 28,32%, xã đạt 13/19 tiêu chí trong chương trình xây dựng NTM. Đó là cơ sở vững chắc để Đảng bộ và Nhân dân Hang Kia phấn đấu đến năm 2025 cơ bản đạt xã chuẩn nông thôn mới. 


Đức Phượng


Các tin khác


Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục