(HBĐT) - Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (NQĐHĐB) huyện Cao Phong lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2021 - 2025) trong điều kiện gặp nhiều khó khăn. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, ngành, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện đã đoàn kết, sáng tạo, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, chủ động khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Từng bước xây dựng Cao Phong trở thành huyện nông thôn mới (NTM) theo tinh thần NQĐHĐB huyện lần thứ XXVIII.


Cơ sở hạ tầng các xã được đầu tư, tạo diện mạo nông thôn đổi mới trên địa bàn huyện Cao Phong. Ảnh chụp tại xã Tây Phong.

Sau hơn 3 năm thực hiện NQĐHĐB huyện lần thứ XXVIII, Cao Phong đạt được nhiều kết quả quan trọng. Huyện định hình quy hoạch, kết cấu hạ tầng, sản xuất được đầu tư, du lịch bước đầu có những sản phẩm mới dựa trên cảnh quan, môi trường văn hóa, diện mạo nông thôn, chất lượng cuộc sống người dân chuyển biến sâu sắc. Với quyết tâm chính trị rõ nét, Đảng bộ và Nhân dân huyện Cao Phong tiếp tục đổi mới, tạo sự thống nhất cao, huy động các nguồn lực, tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực, khai thác lợi thế, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa, phát triển dịch vụ, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Trở lại Cao Phong những ngày đầu tháng 9 cảm nhận sự đổi thay rõ nét ở các miền quê. Bên cạnh vị trí thuận lợi có tuyến quốc lộ 6, đường 12B chạy qua, tuyến đường 435 lên hồ Hòa Bình qua các xã Bình Thanh, Thung Nai được đầu tư mở rộng, khai thác hiệu quả. Hệ thống kết cấu hạ tầng đã, đang được đầu tư theo hướng đồng bộ, kết nối, mang lại sự đổi thay và cơ hội lớn cho huyện Cao Phong phát triển. 

Dũng Phong là xã trung tâm vùng Mường Thàng về đích NTM đầu tiên của tỉnh (năm 2015), tiếp tục có sự thay đổi về chất trong hành trình xây dựng cuộc sống mới. Nhà cửa dân cư được đầu tư xây dựng như phố trong làng. Sân vận động, các thiết chế văn hóa, trường học, trạm y tế khang trang, rộng rãi, chợ trung tâm là nơi giao lưu, thúc đẩy giao thương trong vùng. Chủ tịch UBND xã Dũng Phong Bùi Văn Liển cho biết: Xã cơ bản chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng mía và diện tích vườn đồi sang trồng cây có múi, đồng thời coi trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và các ngành nghề kinh doanh, buôn bán. Năm 2019, xã đạt tiêu chí NTM theo chuẩn nâng cao, đang hoàn thiện các tiêu chí NTM kiểu mẫu theo lộ trình. Hiện, toàn xã có 95% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, 100% hộ sử dụng điện lưới quốc gia. Thu nhập bình quân đạt 53,6 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,06%. Cùng với Dũng Phong, tại nhiều xã có điều kiện khó khăn hơn cũng đã có sự thay đổi trong sản xuất và đời sống như các xã: Thạch Yên, Thung Nai, Hợp Phong... 

Cao Phong - Mường Thàng được ví như vùng đất bình yên và thơ mộng đang thay đổi trong tư duy, cách làm, trong chỉ đạo, điều hành đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Trong đó nổi bật là thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM; khai thác tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ. Chủ trương, chính sách "tam nông” đang được hiện thực ở huyện Cao Phong. Những năm gần đây, huyện đạt được kết quả quan trọng trong đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa với năng suất, sản lượng, chất lượng ngày càng tăng. Huyện đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp với những sản phẩm chủ lực như cam, quýt, bưởi. Thực hiện tái canh cây có múi tạo sự phát triển bền vững, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, liên kết sản xuất theo yêu cầu thị trường, từng bước chinh phục các thị trường trong và ngoài nước. Sản phẩm cam Cao Phong đã được xuất khẩu sang thị trường Anh quốc. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục duy trì sản phẩm mía ăn tươi, phát triển nuôi trồng thủy sản tại các xã vùng hồ như Bình Thanh, Thung Nai; chăn nuôi nông hộ theo hình thức gia trại, trang trại với các loại gia súc, gia cầm như: lợn bản địa, gà đồi, trâu, bò... góp phần cải thiện, nâng cao đời sống Nhân dân. 

Đồng chí Quách Văn Ngoan, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Trong xây dựng NTM, huyện dần xóa bỏ tư duy trông chờ, ỷ lại trong một bộ phận Nhân dân, từ đó tham gia tích cực vào chương trình bằng các hành động cụ thể, như tăng cường đầu tư phát triển sản xuất, cải tạo vườn tạp, chỉnh trang nhà cửa, hiến đất, đóng góp vật liệu, ngày công lao động... để xây dựng NTM. Đến nay, huyện có 7/9 xã về đích NTM, tiếp tục tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, ưu tiên các nguồn lực cho xã Thạch Yên, Thung Nai phấn đấu đạt chuẩn NTM trong năm 2023. Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt đối với các xã đạt chuẩn NTM; phấn đấu đến hết nhiệm kỳ có 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đồng thời, quyết liệt chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chí huyện NTM. Đến nay, huyện đạt 4/9 tiêu chí huyện NTM, còn 5 tiêu chí đang phấn đấu thực hiện đạt chuẩn vào năm 2024. 

Về du lịch, huyện đã có thành công bước đầu tạo được điểm nhấn du lịch tâm linh kết hợp du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa phi vật thể với những giá trị đặc sắc của văn hóa Mường Thàng… Đồng chí Bùi Yến Minh, Phó Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Cao Phong chia sẻ: Hàng năm, huyện thu hút hàng vạn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXVII ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU, ngày 22/11/2017 về phát triển du lịch giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, huyện chú trọng cải cách hành chính, ban hành các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư tạo ra sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch; tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch; mở rộng liên kết phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường, du lịch… Trên địa bàn huyện đã có một số dự án hoạt động hiệu quả, đem lại sản phẩm du lịch mới cho du khách như: Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam tại xóm Tiềng, xã Bắc Phong; khu du lịch văn hóa, tâm linh tại quần thể hang động núi Đầu Rồng, khu 3, thị trấn Cao Phong… Một số dự án đầu tư trong và ngoài ngân sách vào du lịch cũng đang được triển khai như: Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Bình Thanh; khu du lịch Parahills Hòa Bình; dự án xây dựng khu không gian bảo tồn di sản văn hóa mo Mường gắn với dịch vụ du lịch tại xã Hợp Phong… Nhiều đơn vị, cá nhân, tổ chức đầu tư phát triển các loại hình du lịch cộng đồng hứa hẹn cho du lịch Mường Thàng cất cánh, hiện thực hóa mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.

Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, chất lượng, thân thiện với môi trường, đậm bản sắc văn hóa các dân tộc, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao. Cao Phong đang tập trung phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng chất lượng cao; xây dựng Mường Thàng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài huyện.

(Còn nữa)



Hương Lan

Các tin khác


Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục