(HBĐT) - Hỏi: Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) quy định như thế nào về hành vi tham nhũng và nguyên tắc xử lý tham nhũng?


Trả lời: Tại Điều 3 của Luật PCTN quy định cụ thể 12 hành vi tham nhũng gồm: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác vì vụ lợi; đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi; nhũng nhiễu vì vụ lợi; không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Điều 4, Luật PCTN quy định nguyên tắc xử lý tham nhũng như sau: Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh. Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật. Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện, tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng thì có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Việc xử lý tham nhũng phải được thực hiện công khai theo quy định của pháp luật. Người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn phải bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện.


Đ.P (TH)

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng phụ gia thực phẩm

(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Huyền (Kỳ Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết trường hợp vi phạm quy định về sử dụng phụ gia trong sản xuất, chế biến thực phẩm bị xử phạt như thế nào?

Chính sách ưu đãi về đất đai trong nuôi trồng dược liệu

(HBĐT) - Ông Nguyễn Xuân Chính (Lạc Thủy) hỏi: Đề nghị cho biết chính sách ưu đãi của Nhà nước về đất đai đối với các dự án đầu tư nghiên cứu, nuôi trồng dược liệu?

Kiểm sát chặt công tác tạm giữ, tạm giam

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, ngành Kiểm sát tỉnh tiếp tục nâng cao trách nhiệm trong thực hành quyền công tố, kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam, đảm bảo các lệnh, quyết định về bắt, tạm giữ, tạm giam đủ căn cứ, đúng pháp luật, kiểm sát chặt chẽ việc thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam.

Còn 586 thôn, xóm, khu dân cư chưa bầu được trưởng xóm kiêm thôn đội trưởng

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 34, ngày 7/12/2016 của HĐND tỉnh về việc "Quy định số lượng, chức danh, một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố; quy định mức khoán kinh phí hoạt động đối với các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã và khoán kinh phí hoạt động của các thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”, các huyện, thành phố đã triển khai tích cực việc bố trí tổ trưởng tổ dân phố, trưởng xóm kiêm thôn đội trưởng dân quân tự vệ.

Huyện Yên Thủy: 9 tháng, gần 500 trường hợp vi phạm Luật An toàn giao thông

(HBĐT) - Theo thống kê của Công an huyện Yên Thủy, trong 9 tháng năm 2017, lực lượng Công an huyện đã lập biên bản gần 500 trường hợp vi phạm luật ATGT, tạm giữ gần 300 xe mô tô, xử lý hơn 400 trường hợp vi phạm.

Giải đáp pháp luật: Tranh chấp lao động cá nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án

(HBĐT) - Bạn Nguyễn Thanh Hòa (TP Hòa Bình) hỏi: Đề nghị cho biết tranh chấp lao động cá nhân nào giữa người lao động và người sử dụng lao động do tòa án giải quyết?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục