(HBĐT) - Là xã đặc biệt khó khăn của huyện Kim Bôi, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế nên công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) ở xã Nuông Dăm gặp không ít khó khăn. Tranh chấp đất đai, bạo lực gia đình, tảo hôn đang là những vấn đề nóng ở xã vùng 135 này.


Nuông Dăm cách trung tâm huyện Kim Bôi 23 km. Xã có 12 xóm với trên 4.000 dân. Địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, trong khi đường giao thông còn trắc trở nên đời sống của bà con gặp nhiều khó khăn. Trong xây dựng NTM, đến nay, Nuông Dăm mới đạt 5/19 tiêu chí; thu nhập bình quân đầu người đạt 14 triệu đồng (năm 2016), tỷ lệ hộ nghèo còn trên 46%.

Đồng chí Quách Công Quy, Chủ tịch UBND xã cho biết: Do đời sống kinh tế khó khăn nên nhận thức, hiểu biết của bà con về pháp luật còn nhiều hạn chế, vẫn xảy ra những vụ việc phức tạp, nhất là vấn đề tranh chấp đất đai. Nếu như trước đây các hộ có thể cho nhau cả quả đồi để canh tác thì hiện nay, khi trồng rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao lại xảy ra tình trạng tranh chấp. Tình trạng tảo hôn và bạo lực gia đình vẫn xảy ra và tiềm ẩn. Do đó, hàng năm, UBND xã đã phối hợp với cấp trên tổ chức các buổi TTPBGDPL cho bà con. Trong đó, Luật Đất đai và Hôn nhân gia đình được tập trung tuyên truyền để giải quyết những vấn đề đang nóng ở địa phương.


Người dân xã Nuông Dăm (Kim Bôi) đến tìm hiểu, tra cứu thông tin pháp luật tại điểm Bưu điện văn hóa xã.

Những năm gần đây, tình trạng tranh chấp đất lâm nghiệp ở Nuông Dăm khá nóng. Trong 5 năm trở lại đây, UBND xã đã tiếp nhận 30 đơn tranh chấp về đất lâm nghiệp. Riêng từ đầu năm đến nay, xã tiếp nhận 8 đơn, trong đó mới hòa giải thành công được 6 đơn. Khu vực xảy ra tranh chấp chủ yếu tập trung ở xóm Lầm Ngoài và Lầm Khẹt. Đồng chí Đinh Công Lương, cán bộ địa chính xã cho biết: "Trước đây thì không ai để ý, từ khi phát triển trồng rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao mới nảy sinh vấn đề tranh chấp đất đai. Ví như trường hợp của hộ ông Hà Quang ặm, xóm Lầm Ngoài, sau khi nhận thầu 3,4 ha đất rừng, qua thời gian dài ông ặm đã cải tạo, khai phá được thửa đất khá đẹp. Thấy gia đình ông ặm phát triển kinh tế tốt, các hộ dân ở xóm Lầm Khẹt lại muốn quy hoạch cho họ làm nhà ở. Một vụ tranh chấp tương tự cũng xảy ra giữa người dân xóm Lầm Ngoài với một đơn vị thầu đất từ năm 2014 đến nay cũng chưa giải quyết được. Còn tranh chấp giữa các hộ với nhau do chưa nắm rõ về ranh giới thì ngay sau khi nhận đơn, chúng tôi đã về các xóm, đi thực địa để kịp thời hòa giải. Cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác TTPBGDPL để nâng cao hiểu biết cho người dân, từng bước giải quyết được những vụ việc đó”.

Theo đồng chí Bùi Văn Thêu, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch xã cho biết, hàng năm, UBND xã phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh tổ chức 3 hội nghị TTGDPL tại 3 xóm. Trong năm 2016, các xóm: Nuông Thượng, Lầm Ngoài và Dăm Thượng đã được tổ chức hội nghị. Đây là những xóm đang có nhiều vụ việc về tranh chấp đất đai cũng như về hôn nhân gia đình. "Ngoài 3 hội nghị đó, các ban, ngành, đoàn thể cũng tuyên truyền pháp luật lồng ghép trong các hội nghị. Tuy nhiên, với đặc thù là xã thuần nông, để tổ chức một hội nghị mà tập trung được bà con tham gia thì chúng tôi phải lựa chọn thời điểm bà con đã thu hoạch xong mùa màng”, đồng chí Bùi Văn Thêu cho biết.

Ngoài nguyên nhân bà con chưa mấy mặn mà với các buổi tuyên truyền pháp luật thì vấn đề phân bố dân cư rải rác và giao thông đi lại còn nhiều trắc trở cũng là trở ngại lớn trong tiếp cận pháp luật của bà con nơi đây. Một kênh tiếp cận pháp luật quan trọng khác là tủ sách pháp luật. Mặc dù có trên 160 đầu sách nhưng tủ sách chưa trở thành địa chỉ để bà con đến tra cứu khi có nhu cầu. "Luật đất đai và Hôn nhân gia đình vẫn là những luật mà Nuông Dăm chú trọng tuyên truyền, phổ biến đến bà con. Ngoài các hội nghị do Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh tổ chức, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các hội, đoàn thể để tuyên truyền lồng ghép trong các hội nghị, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật cho bà con, từng bước giải quyết những vấn đề phức tạp ở địa phương”, đồng chí Bùi Văn Thêu, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch xã Nuông Dăm cho biết.

Viết Đào


Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Quy định về tổ chức của thôn, tổ dân phố

Ông Nguyễn Văn Hà (thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc) hỏi: Xin cho biết về tổ chức của thôn, tổ dân phố và hội nghị của thôn, tổ dân phố?

Hỏi - đáp về Luật Phòng, chống tham nhũng

(HBĐT) - Hỏi: Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) quy định như thế nào về hành vi tham nhũng và nguyên tắc xử lý tham nhũng?

Thực hành quyền công tố và kiểm sát 892 tố giác, tin báo về tội phạm

(HBĐT) - Trong 8 tháng năm 2017, VKSND hai cấp trong tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp đề cao trách nhiệm công tố, gắn công tố với các hoạt động điều tra và nâng cao chất lượng kiểm sát tư pháp trong lĩnh vực hình sự nhằm chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm.

Xử phạt vi phạm về cung cấp thông tin trong giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án

(HBĐT) - Bà Nguyễn Thu Hoài (TP Hòa Bình) hỏi: Đề nghị cho biết trường hợp cung cấp thông tin đất đai không chính xác trong quá trình thanh tra, kiểm tra thu thập chứng cứ để giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án thì bị xử phạt như thế nào?

Quy định về giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn

(HBĐT) - Ông Bùi Văn Hải (Tân Lạc) hỏi: Đề nghị cho biết việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn được quy định như thế nào?

Kiểm sát điều tra trên 580 vụ án hình sự

(HBĐT) - 9 tháng năm nay, Viện Kiểm sát hai cấp tỉnh thụ lý thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra 589 vụ, 657 bị can án hình sự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục