(HBĐT) - Ngày 24/9/1982, Việt Nam đã gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và nỗ lực nội luật hóa các quy định của Công ước để bảo đảm các quyền dân sự và chính trị cơ bản trong công ước được tôn trọng và thực thi trong thực tiễn. Một trong những quyền dân sự của Công ước được Việt Nam quy định chi tiết trong hệ thống pháp luật, đó là quyền được bảo vệ về đời tư của công dân. Đây là một quyền Hiến định được quy định tại Khoản 1, Khoản 3, Điều 21, Hiến pháp năm 2013 "(1). Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. (2). Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”.


Quyền về chỗ ở và được bảo vệ về chỗ ở của công dân được quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 22, Hiến pháp năm 2013: "(1). Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. (2). Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý”. Theo đó, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Chỗ ở của một người là nơi người đó sống đời sống riêng thường ngày, cũng là nơi "cất giấu” những bí mật của cá nhân, của gia đình (bí mật đời tư). Vì vậy, mỗi cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, được toàn quyền cho phép hoặc không cho phép người khác vào nơi ở của mình (được pháp luật bảo hộ). Nhưng pháp luật không bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân nếu công dân lợi dụng quyền này để che giấu hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật.

Điều 38, Bộ luật Dân sự quy định: (1). Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. (2). Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác. (3). Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định. (4). Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Các hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân trong đó có quyền được bảo vệ về đời tư, tùy vào mức độ hành vi vi phạm đều bị pháp luật xử lý (về hành chính hoặc về hình sự). Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định hai tội danh liên quan đến nhóm quyền này, đó là: tội xâm phạm chỗ ở của người khác (Điều 158) và tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác (Điều 159).

Một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động tố tụng hình sự là phải đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Điều 12, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: "Không ai được xâm phạm trái pháp luật chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân. Việc khám xét chỗ ở; khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này”.

Điều 192, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: "(1). Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân. (2). Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử”.

Khoản 1, Điều 195, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: "Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến. Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản”.

Điều 129, Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Không được khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc việc khám đang được thực hiện mà chưa kết thúc nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản...


Mai Huệ (TH)

(Sở Tư pháp)


Các tin khác


Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại huyện Kim Bôi

Năm 2018, Sở Tư pháp chọn 4 địa bàn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội của huyện Kim Bôi gồm: thị trấn Bo, các xã: Vĩnh Tiến, Cuối Hạ, Mỵ Hoà làm điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật, rút kinh nghiệm để thực hiện tại các địa bàn khác trong những năm tiếp theo.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại các địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh, trật tự của huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 122/KH-UBND ngày 30/8/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Đề án "Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2017-2021” trên địa bàn tỉnh. Năm 2018, Sở Tư pháp chọn 04 địa bàn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội của huyện Kim Bôi là: Thị trấn Bo, xã Vĩnh Tiến, xã Cuối Hạ, xã Mỵ Hoà để làm điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật, rút kinh nghiệm để thực hiện tại các địa bàn khác trong những năm tiếp theo.

Trợ giúp pháp lý gần 200 việc

(HBĐT) - Những tháng đầu năm, hoạt động trợ giúp pháp lý tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh trợ giúp pháp lý lưu động đến các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tư vấn, tuyên truyền pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, đối tượng chính sách...

Xây dựng Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: Muốn đột phá nhưng lo ngại nhiều

Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có nhiều ý kiến khác nhau khi được thảo luận tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, sáng 4/4.

Phát hiện sai phạm trên 728 triệu đồng qua thanh tra

(HBĐT) - Quý I/2018, ngành Thanh tra đã triển khai 31 cuộc thanh tra hành chính, nội dung tập trung vào các lĩnh vực như: Quản lý tài chính, điều hành và sử dụng ngân sách, quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, thanh tra trách nhiệm đối với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp trong việc quản lý Nhà nước, quản lý KT-XH, phòng, chống tham nhũng, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo…

Xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật

(HBĐT) - UBND vừa ban hành Công văn số 361/UBND-NC về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật (TSPL) năm 2018.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục