(HBĐT) - Bạn Nguyễn Văn Thành (Cao Phong) hỏi: Đề nghị cho biết trường hợp tài sản bị chôn, giấu, vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy thì xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 27, Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 5/3/2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, Sở Tài chính lập phương án xử lý báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo nguyên tắc sau:

- Trả lại cho chủ sở hữu nếu xác định được chủ sở hữu hợp pháp.

- Trường hợp không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu hợp pháp, thực hiện trả cho tổ chức, cá nhân tìm thấy tài sản bị chôn, giấu, vùi lấp, chìm đắm đối với trường hợp tài sản có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (tại thời điểm tìm thấy và giao nộp tài sản). Tổ chức, cá nhân được nhận tài sản phải thanh toán các chi phí tìm chủ sở hữu, chi phí vận chuyển, bảo quản và xác định giá trị tài sản.

- Trường hợp tài sản bị chôn, giấu, vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản hoặc chủ sở hữu không thanh toán các khoản chi phí có liên quan, hoặc tổ chức, cá nhân được nhận tài sản không đến nhận tài sản hoặc không thanh toán các khoản chi phí có liên quan thì tài sản được tìm thấy được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật và xử lý theo quy định tại Nghị định này.

 

                                                                      V.H (TH)

Các tin khác


Xây dựng Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: Muốn đột phá nhưng lo ngại nhiều

Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có nhiều ý kiến khác nhau khi được thảo luận tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, sáng 4/4.

Phát hiện sai phạm trên 728 triệu đồng qua thanh tra

(HBĐT) - Quý I/2018, ngành Thanh tra đã triển khai 31 cuộc thanh tra hành chính, nội dung tập trung vào các lĩnh vực như: Quản lý tài chính, điều hành và sử dụng ngân sách, quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, thanh tra trách nhiệm đối với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp trong việc quản lý Nhà nước, quản lý KT-XH, phòng, chống tham nhũng, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo…

Xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật

(HBĐT) - UBND vừa ban hành Công văn số 361/UBND-NC về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật (TSPL) năm 2018.

Huyện Tân Lạc đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật qua thực hiện các đề án

(HBĐT) - Xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là khâu quan trọng hàng đầu, là cầu nối giữa hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật, thời gian qua, công tác PBGDPL được huyện Tân Lạc chú trọng thực hiện. Thông qua thực hiện các chương trình, đề án về PBGDPL đã tạo kênh tuyên truyền pháp luật hữu hiệu, góp phần đưa pháp luật đến gần hơn với người dân.

Triển khai kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật;hòa giải cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 24/KH-UBND về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); hòa giải cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Hỏi - đáp Luật Phòng chống tham nhũng

(HBĐT) - Hỏi: Công khai, minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản nhằm phòng ngừa tham nhũng được qui định như thế nào?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục