(HBĐT) - Ngày 6/4/2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Tiếp cận thông tin (TCTT).


Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2018. Cùng với quy định rõ về chủ thể thực hiện quyền TCTT; chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin, Luật quy định cách thức TCTT như sau:

1. Cách thức TCTT được quy định tại Điều 10 của Luật. Theo đó, pháp luật quy định công dân được TCTT bằng hai cách thức: Tự do TCTT do cơ quan Nhà nước (CQNN) công khai; Yêu cầu CQNN cung cấp thông tin.

2. Về phạm vi thông tin được tiếp cận: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc xác định phạm vi thông tin mà mình được tiếp cận, Luật quy định về thông tin công dân được tiếp cận (Điều 5), thông tin công dân không được tiếp cận (Điều 6) và thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện (Điều 7).

3. Thông tin công dân được tiếp cận: Là tất cả thông tin của CQNN theo quy định của Luật, trừ thông tin công dân không được tiếp cận quy định tại Điều 6 của Luật và được tiếp cận có điều kiện đối với thông tin quy định tại Điều 7 của Luật TCTT.

- Thông tin công dân không được tiếp cận bao gồm: Thông tin thuộc bí mật Nhà nước, những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, QP-AN quốc gia, đối ngoại, kinh tế, KH-CN và các lĩnh vực khác theo quy định của luật.

Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến QP-AN quốc gia, quan hệ quốc tế, TTATXH, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của CQNN; tài liệu do CQNN soạn thảo cho công việc nội bộ.

- Thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện bao gồm: Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh được tiếp cận trong trường hợp chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đồng ý.

Thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được tiếp cận trong trường hợp được người đó đồng ý; thông tin liên quan đến bí mật gia đình được tiếp cận trong trường hợp được các thành viên gia đình đồng ý.

Tuy nhiên, Luật cũng quy định: Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người đứng đầu CQNN quyết định việc cung cấp thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong trường hợp cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của luật có liên quan mà không cần có sự đồng ý của các đối tượng theo quy định của Luật TCTT.


Cán bộ xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy tìm hiểu, trao đổi về Luật Tiếp cận thông tin. Ảnh: Minh Phượng (Sở Tư pháp).

4. Thông tin các CQNN phải công khai:

Để tạo điều kiện cho người dân dễ dàng TCTT, Luật quy định trách nhiệm của các CQNN công bố, công khai rộng một số loại thông tin nhất định trên trang/cổng thông tin điện tử, phương tiện thông tin đại chúng và đăng Công báo, niêm yết.

Theo đó, Luật quy định các thông tin phải được công khai tại khoản 1, Điều 17 bao gồm:

- Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL); văn bản hành chính có giá trị áp dụng chung; điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên; thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của CQNN;

- Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của CQNN;

- Dự thảo VBQPPL theo quy định của pháp luật về ban hành VBQPPL; nội dung và kết quả trưng cầu ý dân, tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của CQNN mà đưa ra lấy ý kiến nhân dân theo quy định của pháp luật; đề án và dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính;

- Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển KT-XH của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành, lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của CQNN;

- Thông tin về dự toán NSNN; báo cáo tình hình thực hiện NSNN; quyết toán NSNN; dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách đối với các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn NSNN; thủ tục NSNN;

- Thông tin về phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn viện trợ phi chính phủ theo quy định; thông tin về quản lý, sử dụng các khoản cứu trợ, trợ cấp xã hội; quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, các loại quỹ;

 

- Thông tin về danh mục dự án, chương trình đầu tư công, mua sắm công và quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công; thông tin về đấu thầu; thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất; thu hồi đất; phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn;

- Thông tin về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; báo cáo đánh giá kết quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp; báo cáo giám sát tình hình thực hiện công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp và CQNN đại diện chủ sở hữu; thông tin về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước...

Nhằm tăng cường trách nhiệm của CQNN trong việc chủ động công khai các thông tin, từ đó sẽ giảm tải cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân, giảm chi phí hành chính cũng như chi phí TCTT cho người dân, Luật cũng quy định: Ngoài danh sách các thông tin phải công khai nêu trên, căn cứ vào điều kiện thực tế, CQNN chủ động công khai thông tin khác do mình tạo ra hoặc nắm giữ (khoản 2, Điều 17); Luật cũng quy định các thông tin cụ thể bắt buộc phải đăng tải trên trang thông tin/cổng thông tin điện tử (Điều 19) để người dân thuận lợi khi tiếp cận và giảm chi phí TCTT cho công dân, giảm chi phí hành chính. Tuy nhiên, cần lưu ý là các thông tin được đăng tải trên trang thông tin/cổng thông tin điện tử phải luôn được cập nhật để bảo đảm tính chính xác.

Bên cạnh đó, Luật quy định cụ thể các hình thức, thời điểm công khai thông tin, trong đó có quy định về việc công khai thông tin trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, trên phương tiện thông tin đại chúng, đăng Công báo, niêm yết.

- Thông tin được cung cấp theo yêu cầu: Trong quá trình soạn thảo, có nhiều ý kiến khác nhau về phạm vi thông tin được cung cấp yêu cầu. Có ý kiến đề nghị phạm vi các thông tin này phải rộng, bao quát mọi lĩnh vực của đời sống, bảo đảm quyền của người dân trong việc TCTT. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, tình hình thực tế cho thấy khối lượng công việc các CQNN phải thực hiện là rất lớn trong điều kiện nguồn nhân lực cũng như kinh phí còn hạn hẹp, thêm vào đó, năng lực quản lý Nhà nước, trình độ dân trí cũng còn nhiều hạn chế.

Do vậy, để bảo đảm cho công dân, tổ chức được cung cấp thông tin phục vụ cho nhu cầu của họ với điều kiện không gây cản trở cho hoạt động bình thường của CQNN, bảo vệ các thông tin cần được bảo mật, bảo vệ lợi ích cộng đồng và phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay, Luật xác định các loại thông tin được cung cấp theo yêu cầu được giới hạn trong một phạm vi phù hợp quy định tại Điều 23 bao gồm: (i) Thông tin phải được công khai nhưng chưa được công khai, đã hết thời hạn công khai hoặc đang được công khai nhưng vì lý do khách quan người yêu cầu không thể tiếp cận; (ii) Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình đủ điều kiện cung cấp theo quy định của Luật; (iii) Thông tin liên quan trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người yêu cầu cung cấp thông tin nhưng không thuộc loại thông tin đã được công khai theo quy định của Luật.

Tương tự như đối với thông tin các CQNN phải công khai, nhằm tăng cường trách nhiệm của CQNN trong việc cung cấp thông tin theo yêu cầu và giảm chi phí cho công dân trong việc TCTT, Luật cũng quy định: Ngoài thông tin Luật quy định bắt buộc phải công khai, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn, điều kiện và khả năng thực tế của mình, CQNN có thể cung cấp thông tin khác do mình tạo ra hoặc nắm giữ.

Luật TCTT cũng quy định rõ quy trình TCTT theo yêu cầu của công dân và chi phí TCTT.


Minh Phượng

Sở Tư pháp (TH)


Các tin khác


Huyện Yên Thủy ra quân huấn luyện năm 2024

Ngày 1/3, Ban Chỉ huy quân sự huyện Yên Thủy tổ chức lễ ra quân huấn luyện năm 2024 và phát động đợt thi đua cao điểm "Tiếp bước chiến sỹ Điện Biên – Tiến lên giành 3 nhất”.

Ra quân huấn luyện và phát động thi đua cao điểm “Tiếp bước chiến sỹ Điện Biên - tiến lên giành 3 nhất”

Ngày 1/3, Bộ CHQS tỉnh tổ chức Lễ ra quân huấn luyện năm 2024 và phát động đợt thi đua cao điểm với chủ đề "Tiếp bước chiến sỹ Điện Biên - tiến lên giành 3 nhất”. Dự lễ có các đồng chí: Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo một số ban, sở, ngành của tỉnh...

Những người lính quân hàm xanh trên đất Mường Thàng

Cho dù mỗi người một quê, thế nhưng trong suốt chiều dài lịch sử 65 năm (1959 - 2024) đứng chân trên địa bàn huyện Cao Phong, cán bộ, chiến sỹ (CBCS) công tác tại Kho kỹ thuật tổng hợp 102 (gọi là Kho 102), Cục Kỹ thuật Bộ đội Biên phòng đều coi mình là những người con của vùng đất Mường Thàng. Từ đây họ không ngừng vun đắp, phát huy truyền thống đoàn kết quân - dân bằng những việc làm thiết thực với tình cảm sẻ chia, gắn bó.

Huyện Tân Lạc: Mùa Xuân vững bước lên đường nhập ngũ

Chung niềm vui đón Xuân cùng Đảng bộ và Nhân dân trong huyện, hàng trăm thanh niên ưu tú của quê hương Tân Lạc đang háo hức chuẩn bị lên đường nhập ngũ, mang sức trẻ thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc. Bút danh

Tuổi trẻ thành phố Hòa Bình sẵn sàng lên đường nhập ngũ

Cùng với các địa phương trong tỉnh, công tác chuẩn bị cho lễ giao nhận quân của thành phố Hòa Bình đã hoàn thành. Cấp ủy, chính quyền vào cuộc; ý thức trách nhiệm, niềm tự hào của tuổi trẻ được bồi đắp, sẵn sàng lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc, góp phần tô thắm thêm truyền thống quê hương Hoà Bình kiên cường cách mạng.

Hội thi công tác chuẩn bị huấn luyện năm 2024

Bộ CHQS tỉnh vừa tổ chức thành công Hội thi công tác chuẩn bị huấn luyện năm 2024. Tham gia hội thi có 11 Ban CHQS các huyện, thành phố, Trung đoàn 814. Nội dung thi gồm: Giáo án, mô hình học cụ, trưng bày mô hình học cụ huấn luyện…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục