(HBĐT) - Là xã vùng sâu còn nhiều khó khăn, hiểu biết về pháp luật của người dân hạn chế, những năm qua, xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) xác định việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) không chỉ giúp đảm bảo ANTT, mà còn là đòn bẩy để phát triển KT-XH bền vững.


Tủ sách pháp luật của xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) với hơn 100 đầu sách, đáp ứng tốt nhu cầu tra cứu của người dân.

Phúc Tuy là xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn. Những năm qua, với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, cơ sở hạ tầng thiết yếu của xã từng bước được hoàn thiện. Nhờ đó, bà con nơi đây có điều kiện giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Đồng chí Bùi Văn Hoàng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Cùng với sự phát triển về kinh tế thì trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của người dân cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân chưa quan tâm tìm hiểu kiến thức pháp luật nên ý thức chấp hành pháp luật chưa cao. Cùng với đó là sự xâm nhập và có chiều hướng gia tăng của ma túy và tai - tệ nạn xã hội. Do đó, công tác TTPBGDPL được cấp ủy, chính quyền rất quan tâm, hàng năm triển khai nhiều hình thức tuyên truyền với những nội dung sát thực.

"Xuất phát từ tình hình thực tế, những năm gần đây, Phúc Tuy chú trọng tuyên truyền về một số luật như: Hôn nhân và gia đình, đất đai, phòng, chống ma túy. Trong đó, chú trọng tuyên truyền về Luật Phòng, chống ma túy, bởi ma túy đã xâm nhập vào đời sống của bà con và có chiều hướng gia tăng. Còn vấn đề đất đai do chưa hiểu biết các quy định của pháp luật, nên vẫn còn trường hợp người dân tự ý san lấp đất lâm nghiệp. Thêm nữa, với sự phát triển KT-XH, các khu dân cư ngày một đông đúc hơn, làm phát sinh vấn đề ô nhiễm môi trường. Năm qua, UBND xã đã thành lập tổ tuyên truyền pháp luật, trực tiếp đến các xóm, khu dân cư tuyên truyền, vận động và cắm mốc cấm đổ, vứt rác bừa bãi. Đến nay, thực trạng này đã từng bước được xử lý" - đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm.

Trong 6 tháng đầu năm nay, xã Phúc Tuy đã tổ chức 4 hội nghị, thu hút gần 300 người dân tham gia. Ngoài ra, xã cũng tập trung tuyên truyền cho người dân nắm bắt về Đề án sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố và gần đây là Đề án sáp nhập xã với việc sáp nhập xã Phúc Tuy, Phú Lương và Chí Thiện thành 1 xã.

Để nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật, xã Phúc Tuy đã thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả một số mô hình, câu lạc bộ như "Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc” ở xóm Quyển. Các tổ hòa giải ở cơ sở vẫn là hạt nhân quan trọng trong công tác tuyên truyền pháp luật và tham gia hòa giải thành công nhiều vụ việc. Tủ sách pháp luật của xã hiện có hơn 100 đầu sách pháp luật, phục vụ tốt nhu cầu tra cứu của người dân. Trong 6 tháng đầu năm nay có 30 lượt người dân đến tra cứu tài liệu.

"Hàng năm, với sự hỗ trợ của Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh, chúng tôi tổ chức được một số hội nghị chuyên đề, giúp giải đáp những thắc mắc của người dân. Tuy nhiên, số hội nghị này còn khiêm tốn, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người dân. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ tuyên truyền viên của xã còn nhiều hạn chế nên công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật đến người dân gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó là những thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền. Trong thời gian tới, UBND xã tiếp tục đẩy mạnh công tác TTPBGDPL, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm thường xảy ra các vấn đề ảnh hưởng đến tình hình ANTT do người dân đi làm ăn xa về nghỉ lễ, Tết” - đồng chí Bùi Văn Hoàng, Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Tuy nhấn mạnh.

Viết Đào


Các tin khác


Hơn 200 người tham gia phiên tòa giả định tuyên truyền về “phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em” tại huyện Kim Bôi

(HBĐT) -Ngày 6/7, tại xã Hợp Đồng, Chi đoàn thanh niên TAND tỉnh tổ chức phiên tòa giả định với chủ đề "tuyên truyền pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em". Tham gia buổi giao lưu, tuyên truyền có hơn 200 người là đoàn viên, thanh thiếu niên, học sinh và nhân dân thuộc các xã Hợp Đồng, Thượng Tiến, Vĩnh Đồng (Kim Bôi).

Xã Tử Nê nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp

(HBĐT) - Năm 2018, xóm 3, xã Tử Nê (Tân Lạc) xảy ra mâu thuẫn tranh chấp lối đi giữa 2 hộ dân trên địa bàn. Khi đó, ông Đào Văn Sinh, Trưởng xóm kiêm tổ trưởng tổ hòa giải cùng các thành viên trong tổ đã trực tiếp tìm hiểu tình hình, gặp gỡ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các hộ dân, qua đó đề ra giải pháp hợp lý, giải quyết kịp thời tranh chấp. Đây là ví dụ điển hình cho thấy hiệu quả hoạt động hòa giải cơ sở tại Tử Nê, qua đó phản ánh bước chuyển biến tích cực trong hoạt động tư pháp của xã.

6 tháng, xảy ra 369 vụ phạm pháp hình sự

(HBĐT) -6 tháng đầu năm 2019, lực lượng chức năng triển khai đồng bộ các biện pháp, mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở 

(HBĐT) -Ngay sau khi Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 9/12/2013 về việc triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh. Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện. Phòng Tư pháp tham mưu, giúp UBND cùng cấp chỉ đạo các xã, phường, thị trấn củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.

6 tháng đầu năm, tiếp nhận, phân loại và xử lý 822 lượt đơn các loại

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, tình hình công tác khiếu nại tố cáo trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp; cùng tình trạng công dân tập trung đông người khiếu kiện vượt cấp lên các cơ quan của tỉnh và Trung ương, đặc biệt là tại buổi tiếp công dân định kỳ vào ngày 15 hàng tháng của tỉnh. 

Luật Đo đạc và bản đồ với nhiều điểm mới, mang tính đột phá về thể chế chính sách

(HBĐT) - Luật Đo đạc và bản đồ được Quốc hội khóa XIV, Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 14/6/2018. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2019.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục