(HBĐT) - Nếu trên bầu trời xanh, mây trắng kỳ ảo thì dưới tán cây dịu mát là cả một sự sinh tồn lặng lẽ. Nào là lộc biếc, hoa, trái ngọt, nào là tiếng chim và cả những cánh ong bay xây tổ và tìm mật. Một hôm, khi đã thấy mệt mỏi với những công việc lặp đi lặp lại hàng ngày, tôi tìm về ngao du trên những lối mòn bằng nếp nghĩ quen thuộc ấy…

Tuổi thơ cũng là mật ngọt. Cái cảm giác lần đầu tiên được nếm vị ngọt sắc mà thơm, mà đắm say của mật ong còn đọng trên đầu lưỡi sau bao đắng cay. Chỉ những đôi cánh bé nhỏ ấy mới tìm thấy dưới vòm xanh mát, trong kẽ lá keo, trong hương hoa, thứ ngọt ngào nhất để kết lại xây tổ.

Nhớ ngày xưa, nghe người lớn bảo, trong một khu rừng luôn có vị đắng và ngọt, gọi là mật nhưng đâu phải thứ nào cũng êm dịu, ngọt lạnh. Điều quan trọng là ta cần đến nó để làm gì và nó giúp ta vào lúc nào?

Tôi nhớ có một tháng ba khi măng đắng đội đất nhô lên. Có thể khi chọc cái giáo nhọn hoắt của mình lên nền trời xanh, nó sẽ như muôn vàn thứ tre trúc khác. Nhưng khi còn là cây măng, cái vị đắng của nó như một thứ kháng sinh thấm vào đầu lưỡi đậm đà, như thấm vào dạ dày mà chảy khắp thân thể một sự khoan khoái dễ chịu.

Tôi lặng lẽ đứng dưới tán cây, vòm xanh chưa bao giờ cũ đi dù năm tháng đã qua. Mưa nắng chỉ khắc vào được lớp vỏ xù xì nhát cứa chứ đâu thể làm nhạt đi màu xanh, vị quả. Những cái rễ phong lan cứ thế bám vào lớp vỏ mà đọng lại bằng những bông hoa chẳng bao giờ lẫn với những loài trên mặt đất. Phải chăng, đọngtrên lớp vỏ cội cằn, thô nhám ấy là thứ mật bền bỉ của thời gian mà bấy lâu tôi không nhận ra…

Nhớ ngày tôi chuyển đến sống ở khu đô thị mới, trước đây là khu đất trống với những cái cây thấp đã được phá bỏ. Màu sơn trắng khiến những đàn sẻ, đàn ong bỡ ngỡ chưa dám đến gần. Loài vật có một thứ mẫn cảm với những hoá chất được con người tạo nên - một thứ mùi vị nằm ngoài quy luật sinh tồn của chúng. Thế rồi, khi màu sơn đã hoang hoải, lớp ngói lợp phía trên đã phai màu bắt đầu thấy những tiếng vo ve. Cái tổ ong nằm ngay trong tầm kiểm soát của camera an ninh phía đầu hồi, nó cứ lớn dần lên trong khuôn hình vô cảm.

Bác bảo vệ lo lắng vì có đứa trẻ bị ong đốt. Có người ngỏ ý sẽ đến bắt lấy mật. Thôi thì chẳng có hoa rừng nhưng ít ra cũng còn đáng tin hơn những thứ được quảng cáo trên mạng.

Tản văn của Bùi Việt Phương

Các tin khác


Xuân ấm

Gió xuân thổi nhẹ trên mấy cành đào phai. Lạ thật, chiều hôm trước trời còn se lạnh, những nụ hoa còn bọc kín bởi lớp vỏ khô cứng, vậy mà hôm nay những nụ hoa đã vụt lớn lên. Gió ấm mang sinh khí từ phía Đông, cùng với đó là những tia nắng mặt trời.

Lối về mùa xuân

Mùa đúng hẹn, thềm rải nắng đón nàng xuân về trong ban mai trong veo, tiết trời ấm áp chan hòa, vạn vật rộn ràng chào đón. Hơn từng ấy đời người, ta đã trải qua không biết bao nhiêu mùa xuân, ấy vậy mà cứ mỗi lần Xuân đến lòng lại bâng khuâng, xao xuyến.

Vì ta tin nhau

Hoài thuộc vào loại xinh gái nhất cơ quan theo như sự bình chọn của gần 30 chị em. Nhưng trớ trêu thay, cô lại phải qua "một lần đò” đầy đau khổ với người chồng vũ phu, bội bạc. Gần 40 tuổi, Hoài bắt đầu lại tất cả bằng chính đôi chân của mình. Không còn nhà lầu, xe hơi, sáng sáng cô đi làm bằng xe máy, mặc những bộ váy giản dị, dùng mỹ phẩm bình thường nhưng nụ cười luôn rạng rỡ trên môi.

“Rau sạch”

Càng gần đến Tết Nguyên đán, cùng với tình trạng rét đậm, rét hại kéo dài nên nhu cầu rau, củ, quả ở vùng "rừng xanh, núi đỏ” ngày càng tăng cao.

Anh vẫn hành quân

Cứ dịp tháng 12, khi về quê lại được nghe chú họ thổi sáo bài "Anh vẫn hành quân”(nhạc Huy Du, lời thơ Trần Hữu Thung). Chú không phải nghệ sĩ chuyên nghiệp, tuổi cũng không còn trẻ nhưng tiếng sáo rất khí thế như có hồn, bay bổng và vi vút đến không ngờ. Lúc mạnh mẽ trào dâng như đoàn quân băng băng về phía trước, lúc lại nhẹ nhàng, tha thướt, trữ tình như câu hát, tiếng sáo hay câu ca dao mộc mạc bay lượn trên những cánh đồng, vạt ngô xanh nơi đồng bãi quê nhà… "Anh vẫn hành quân/ Trên đường ra chiến dịch/ Mé đồi quê anh bước/ Trăng non ló đỉnh rừng/ Anh vẫn hành quân/ Lưng đèo qua bãi suối/ Súng ngang đầu anh gối/ Anh qua khắp tuyến đường…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục