(HBĐT) - Sáng thứ hai đầu tuần, cơ quan thường tổ chức họp giao ban. Như thường lệ, sáng nay họp xong, Tân trở về phòng làm việc. Anh vừa ngồi vào bàn làm việc thong thả mở cặp tài liệu xem xét văn bản các nơi gửi đến. Chợt có tiếng gõ cửa, anh nói vọng ra:

 

- Ai đấy! Vào đi!

Cửa mở, anh thấy Quý, Phó Tổng biên tập phụ trách nội dung và Trung, Trưởng phòng phóng viên cùng bước vào. Cả hai cùng cất tiếng:

- Chào anh! Chúng em vào báo cáo với anh về công việc!

- Uống chén nước đã! Có chè La Bằng ngon, ông bạn tớ vừa gửi cho một ít, pha thử uống xem có ngon không!

Trung nhanh nhẹn cầm ấm, xúc rửa nước sôi pha chè. Tân ngồi xuống bàn uống nước:

- Nào, có chuyện gì mà hai cậu phải trực tiếp báo cáo thế! Lúc nãy họp giao ban sao không thấy hai cậu trao đổi gì cả?

Quý vừa đưa tập tài liệu cho anh Tân vừa nói:

- Chuyện tế nhị nên bọn em phải xin ý kiến anh. Chuyện là thế này: Công ty Chế biến nông sản Lợi Lộc chuyên chế biến thực phẩm cung cấp cho thành phố và các KCN trên địa bàn. Công ty này do ông Cao Phúc Lợi làm giám đốc, nhân dân xung quanh kiện Công ty về việc môi trường bị ô nhiễm, các hộ nông dân kiện Công ty về việc chậm trả tiền mua lợn, gà, cá, rau quả các loại, làm như vậy là Công ty chiếm dụng vốn của dân. Điều nguy hại hơn cả là việc Công ty này còn thu mua gom gia súc, gia cầm kém chất lượng như ôi thiu, bệnh tật, thậm chí còn có mùi về tẩy rửa hóa chết chế biến rồi tung vào bán tại các KCN trên địa bàn làm tổn hại đến sức khỏe cộng đồng. Các cơ quan chức năng đã kiểm tra, phát hiện phạt tiền nhưng họ vẫn làm liều. Em đã cử phóng viên kinh tế đi điều tra viết bài nhưng việc đăng phải xin ý kiến anh, mặc dù anh đã trao toàn quyền cho Phó Tổng biên tập phụ trách nội dung.

Quý vừa dứt lời, Trung tiếp:

- Báo cáo anh! Đúng như lời anh Quý vừa nói. Sau khi có đơn phản ánh của cán bộ, nhân dân, bọn em đã gặp gỡ các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nơi Công ty đang ở và nhân dân xung quanh khu vực nhà máy. Sự việc đúng như vậy, khi vào gặp ông Lợi Giám đốc, ông ấy ngăn cản không cung cấp tư liệu, đã thế lại không cho gặp gỡ công nhân. Nhưng bọn em bằng mọi cách đã khai thác thu thập có đủ tư liệu chính xác, những bằng chứng thuyết phục để viết bài cảnh báo về hiện tượng làm ăn gian dối của Công ty này. Nhưng có một điều…

Trung ngập ngừng. Tân hỏi:

- Điều gì, cậu nói tiếp đi nào?

- Khi biết chúng em là nhà báo của thành phố đến để viết bài, gặp ông Lợi, ông ấy bảo: Viết gì thì viết, Công ty tôi đang ăn ra, làm nên, nếu viết sai, phạm vào Luật Báo chí, các anh sẽ phải đi vào trại giam đấy. Các anh vuốt mặt cũng phải nể mũi. Tôi nói thẳng cho các anh biết nhé, Tổng Biên tập là bạn học phổ thông lại cùng quê với tôi đấy. Tôi mà alô cho bạn tôi một câu là các anh trở thành ăn mày đấy! ông ấy lại còn cười hô hố đọc một câu thơ nữa chứ: “ăn mày là ai, ăn mày là ta, đói cơm, rách áo là ra ăn mày”. Tức nổ ruột nhưng vì việc chung, bọn em nén giận.

- Bọn em bình tĩnh như vậy là tốt rồi. Đúng anh Cao Phúc Lợi này là bạn học từ hồi phổ thông lại cùng làng với anh. Hai anh em vẫn thường qua lại nhưng việc ai, người ấy làm. Anh cũng đã bảo với anh ấy là: làm ăn gì cũng phải giữ chữ tín với nông dân, với cộng đồng, có phúc thì hưởng, có họa nên tránh nhưng anh ấy đâu có chịu. Tài liệu để đây anh đọc lại, nếu thấy không có vấn đề gì hệ trọng, anh duyệt luôn, đầu giờ chiều hai cậu sẽ lấy và cho đăng ngay số báo ra ngày mai. Lãnh đạo thành phố cũng đang quan tâm đến vấn đề ATVSTP vì trên địa bàn gần đây cũng đã xuất hiện một số vụ ngộ độc do thực phẩm rồi đấy. Hai anh em về phòng xem lại bài viết, nhất là lời bình qua các số liệu, cũng không nên nặng nề quá, gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng, đồng thời, ảnh hưởng đến việc làm ăn của Công ty Chế biến nông sản Lợi Lộc nhé!

Cả hai đứng dậy, cất tiếng chào Tổng Biên tập rồi cùng nhau ra khỏi phòng làm việc.

Báo thành phố vừa đăng bài phản ánh thực trạng việc chế biến và kinh doanh của Công ty Chế biến nông sản Lợi Lộc đã được nhân dân thành phố đồng tình ủng hộ. Tại cuộc họp với các cấp, ngành toàn thành phố, lãnh đạo thành phố cũng nhất trí với quan điểm của báo, đồng thời nhấn mạnh đó là sự vào cuộc đúng đắn của báo chí và giao cho các ngành chức năng kiểm tra, đôn đốc Công ty Chế biến nông sản Lợi Lộc phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, nhu cầu của nhân dân, không được làm ảnh hưởng đến sản xuất, sức khoẻ của cộng đồng, nếu tái phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, không bao che. Cuộc họp lãnh đạo của thành phố kết thúc, Tân trở về cơ quan, tiếp tục làm việc. Anh đang xem xét lại một số bài viết về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, có tiếng gõ cửa, anh nói vọng ra:

- Cửa không khóa, mời vào!

Cánh cửa  bật mở, một người to béo, ăn mặc theo mốt thời thượng, tay sách chiếc cặp to bước vào:

- Xin chào ông bạn Tân, lâu ngày không gặp!

Tân rời ghế, tiến lại người khách bắt tay cười nói:

- Lâu gì! Cách đây mấy tháng ông đã đưa xe đón tôi về quê họp mặt đồng niên và học sinh cấp III mà! Mời ông ngồi uống nước!

- ờ nhỉ, tôi lại quên mất, công việc ngập đầu, đến bạn bè cũng quên!

- ông nói thế! Bận gì thì bận chứ quên thế nào được bạn bè cơ chứ!

- ấy thế mà có người quên đấy!

- ông cứ trách khéo, ông làm chén nước, ông gặp tôi có chuyện gì nào?

- Chuyện gì thì ông thừa biết rồi còn gì? Chuyện Công ty tôi được ông bạn quý mến bôi nhọ lên mặt báo thành phố!

- ông đọc, ông thấy đúng, sai thế nào? Chỗ bạn bè ông cứ nói thẳng, tôi chân thành tiếp thu!

Lợi vừa lôi trong cặp ra một gói bọc giấy báo to tướng, đặt lên bàn uống nước, vừa nói:

- ông nói thẳng thế tôi cảm ơn! Chỗ bạn bè tôi nói thật nhé! Báo của các ông nêu đúng những sai phạm của Công ty tôi. Nhưng ông biết đấy, thời buổi này, làm ăn chân thật thì chỉ có ăn cám. Tôi đặt thẳng vấn đề, đây là số tiền tôi gửi ông, ông có quyền không in những bài viết về Công ty tôi trên mặt báo của thành phố nữa, được chứ!

Tân nhìn gói tiền, vừa giận Lợi lại vừa thương bạn:

- ông muốn tôi đưa ông vào tù phải không! Báo của tôi cảnh tỉnh ông để ông làm ăn chân chính, công nhân, nông dân người ta được nhờ mà cộng đồng cũng thấy ông là người chưa mất hết nhân cách. Tôi nói thật, số tiền kia chắc cả đời tôi, đời con tôi cũng không kiếm ra nhưng tôi nhận của ông thì nhân cách của tôi còn ra cái gì nữa, mà về hùa với ông thì chắc chắn chỉ mang họa cho ông vì ông càng ngày càng lún sâu vào con đường sai phạm, ông đi tù là cái chắc. Lúc ấy, cả tôi và ông còn ngẩng mặt lên nhìn ai nữa, tiền quan trọng thật nhưng cũng là thứ phù du, ông cũng là người học cao, hiểu rộng, đừng cho tôi là lý thuyết xuông. ông bỏ tiền vào cặp, về suy nghĩ cho kỹ mà giải quyết những sai phạm mà các cơ quan chức năng đã vạch ra, có như vậy, lương tâm ông mới thanh thản mà làm ăn. Tôi chỉ giúp ông khi mà Công ty làm ăn chân chính, không có sai phạm. Tôi hứa, tôi sẽ cho phóng viên viết bài quảng bá không công cho ông, được chứ!

Lợi bần thần một lúc, mặt ỉu xìu, không nói được lời nào. ông bạn nối khố của anh nói đúng. Chỉ có làm ăn đúng đắn mới là cứu cánh cho anh, cho Công ty của anh. Lợi rời khỏi ghế, đứng dậy bắt tay Tân:

- Chào cậu! Cậu không giúp mình đành chịu vậy!

Tân tiễn bạn ra ngoài tiền sảnh. Nắm chặt tay bạn:

- Hôm nào rỗi, bọn mình về quê thăm bạn bè, anh em nhé!

Lợi gật gật đầu, tay sách cặp rồi bước nhanh ra xe.

                                                      *

                                                  *     *

Cuối năm ấy, lãnh đạo thành phố tổ chức gặp mặt tôn vinh các doanh nhân tiêu biểu, Tân gặp Lợi ở ngoài tiền sảnh hội trường. Lợi ôm lấy Tân, bắt tay rất chặt:

- Mình thật sự cảm ơn cậu! Chính vì nhân cách của cậu đã giúp mình tỉnh ngộ nhận ra những việc làm sai trái, không đúng với lương tâm của mình và mong muốn của bạn bè, tờ báo của cậu cũng đã góp sức cho Công ty mình ăn ra, làm nên. Hôm nay mình được đến dự lễ tôn vinh này cũng là công của bạn nữa đấy, mình xử sự có điều gì không phải, cậu bỏ qua cho nhé!

- Thấy cậu tiến bộ là mình mừng, cậu làm ăn phát đạt mình cũng thơm lây mà!

Ngoài trời mưa đã tạnh, bầu trời quang đãng trở lại. Chưa đến giờ vào họp, Tân kéo Lợi ra phía ngoài sân hội trường. Hai người đứng ngắm thành phố, những ngôi nhà cao tầng đang dần dần mọc lên, phía bên kia là chợ trung tâm tấp nập người mua, người bán, trong đó có cửa hàng to lớn của Lợi đang cung cấp thực phẩm tươi sạch cho hàng vạn công dân thành phố. Cả hai đều thấy lòng mình thanh thản một cách lạ thường…     

 

                                                                N.A.Đ

                                      (95, đường Bắc Kạn-TP Thái Nguyên)

 

 

Các tin khác


Hạnh phúc ngọt ngào

Hải béo đứng sừng sững trước cửa nhà khiến Hội bất ngờ. Hội ú ớ như chỉ muốn kêu lên: "Tôi còn 2 cái báo cáo nữa và lát còn đi đón con…”. Thế nhưng trước nụ cười đầy ắp như phù sa của Hải, Hội không thể thốt ra được như thế.

Đom đóm và hoa gạo

Tản văn của Đức Dũng


Chuyện của nắng mưa

Nắng sớm, mưa chiều là câu cửa miệng của cư dân miền nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều. Nói rộng ra là thế, còn nhìn gần, hình như nó giống với câu chuyện của một ngày mùa hạ. Đầu ngày là nắng đổ gay gắt và cuối ngày đong đầy những giọt mưa.

Bước đi từ hoa cỏ

Mùa Xuân bao giờ cũng cho tôi một lối cỏ hoa. Tôi nhận ra điều ấy khi tóc đã bạc, chân đã bước qua nhiều miền đất xa xôi. Tôi đi từ ngõ nhà mình ra thấy con đường bụi bặm, cằn cỗi hôm nào bỗng hào hứng bằng muôn thứ hoa cỏ lạ. Hóa ra, mình đã trách nhầm những cơn gió mùa, trách nhầm mưa phùn giá rét vì trong sự u ám, rét mướt đó đã có bao hạt mầm tha hương đến đây. Những hoang dại không tên làm nên lối đi đầy xúc cảm.

Khoảnh khắc mùa Xuân

Đi qua mùa Đông lạnh giá, bầu trời bước vào những ngày Xuân ấm áp. Cánh cửa mùa Xuân mở ra vẫy gọi vạn vật đua sắc, khoe hương. Những vết tích của một mùa khắc nghiệt trong năm dần được thay thế bằng màu xanh lộc biếc, bằng rộn rã tiếng chim gọi bầy. Mặt trời chiếu những tia nắng dịu dàng, ấm áp. Cả đất trời như dệt gấm, thêu hoa rực rỡ. Còn khoảnh khắc nào đẹp hơn khoảnh khắc của mùa Xuân, khi mọi vật sinh sôi, sức sống tràn trề, khi cây cỏ đều được bừng thức như nhận ra sứ mệnh của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục