Tiếp đón lượng khách du lịch đột biến trong một tháng World Cup, Nam Phi phải đối mặt với thách thức rất lớn về công tác đảm bảo trật tự, an ninh. Đây là nhiệm vụ khó khăn không dễ gì thực hiện. Dù vậy nước chủ nhà vẫn tỏ ra rất tự tin…
Với hầu hết khách du lịch trên thế giới, châu Phi luôn đem lại cho họ ấn tượng về một vùng đất hoang sơ, thiên nhiên phong phú nhưng cũng nghèo và tiềm ẩn nhiều bất ổn. Bởi vậy trước khi World Cup được chọn đăng cai tại Nam Phi, không có ít lo ngại về vấn đề an ninh.
Vụ tấn công bằng súng nhắm vào ĐT
Kế hoạch an ninh hùng hậu
Để đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, một Ủy ban hợp tác tình báo (ICC) đã được lập ra để phối hợp với Interpol cùng các cơ quan tình báo nước ngoài, sẵn sàng đương đầu với mọi mối đe dọa. Thông tin tình báo chiến thuật sẽ được thu thập, phân tích và cập nhật từng phút một cho các bộ phận liên quan để sẵn sàng ứng phó.
Du thuyền của các tổ chức, cá nhân tới Nam Phi cũng sẽ được lực lượng tuần tra biển hộ tống từ khi cách bờ 12 hải lý. Các chuyến tàu từ các nước láng giềng đến cũng chịu sự giám sát chặt chẽ.
Trước, trong và sau mỗi trận đấu, các máy bay chiến đấu sẽ liên tục tuần tiễu trên bầu trời toàn Nam Phi, ngăn không một kẻ xâm nhập nào có thể lọt lưới. Bên cạnh đó, một số vùng cấm bay sẽ được vạch ra đảm bảo an ninh tối đa cho các đội tuyển và người hâm mộ.
An ninh tại sân vận động
Tại các SVĐ, để đảm bảo an toàn cho trận đấu, một lực lượng hùng hậu gồm: Cảnh sát đặc nhiệm, các nhóm đặc nhiệm quân sự, đội rà phá bom mìn và Lực lượng can thiệp quốc gia (chuyên xử lý các nhóm gây rối) sẽ luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Phối hợp với họ còn có lực lượng phòng chống vũ khí hóa học, sinh học và phóng xạ.
Bên trong sân còn có lực lượng cảnh sát trật tự, các nhân viên an ninh mặc thường phục trong nước cũng như quốc tế, các thám tử của các công ty tư nhân tham gia giám sát các nhóm CĐV.
Xung quanh SVĐ, một vành đai đồn, bốt trực chiến dài 10 km còn được dựng lên nhằm ngăn ngừa những kẻ cực đoan địa phương, bao gồm cả những hoạt động biểu tình, đình công.
Đã có 10 xe vòi rồng phun nước mới 100% được trang bị và khi có hỗn loạn xảy ra, đây sẽ là phương tiện hữu hiệu để giải tán đám đông. Các cảnh sát sẽ bỏ thêm vào nước một ít thuốc nhuộm để có thể dễ dàng nhận dạng và bắt những kẻ cầm đầu.
An ninh cho các đội bóng
Với mỗi đội bóng đặt chân tới Nam Phi, nước chủ nhà sẽ bố trí riêng một cán bộ an ninh chuyên trách. Nhân viên này sẽ đi theo đoàn ở bất cứ đâu và là đầu mối liên lạc với các bộ phận bảo đảm an ninh khác.
Các cầu thủ sẽ có rất ít cơ hội ra khỏi phạm vi khách sạn một mình bởi hoặc họ sẽ phải đi cùng đoàn hoặc sẽ phải mặc áo giáp chống đạn và được tháp tùng bởi các nhân viên an ninh có trang bị súng. Như vậy khả năng các cầu thủ bị tấn công sẽ giảm thiểu. Các tuyến đường di chuyển đến và về từ các sân bóng của từng đội cũng đã được vạch sẵn và mọi mối đe dọa có thể có đều được dự tính.
Về quân số, tổng cộng 41.000 nhân viên an ninh được huy động bảo vệ World Cup. Thêm vào đó là khoảng 40 máy bay trực thăng tuần tiễu trên bầu trời sử dụng các trang thiết bị liên lạc quân sự tối tân. Một kênh liên lạc khẩn cấp bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau túc trực 24/24 cũng được lập ra để du khách có thể ngay lập tức yêu cầu trợ giúp nếu cần.
Lực lượng cảnh sát Nam Phi phục vụ World Cup |
Tình báo: 1.000 quân Bảo vệ V.I.P: 1.000 quân Bảo vệ các lối ra vào: 500 quân An ninh biên giới: 2.500 quân Bảo vệ đường bộ, đường sắt: 1.126 quân Lực lượng tại thành phố Lực lượng phản ứng: 2.000 quân Xử lý các mối đe dọa cụ thể: 6.256 quân Lực lượng chỉ huy: 850 quân Lực lượng trực chiến: 960 quân Lực lượng dự phòng: 10.000 quân |
Brazil đoạt Cup Jules Rimes vĩnh viễn, Hà Lan với lối chơi bóng đá tổng lực trứ danh hai lần lỡ hẹn với đỉnh cao của thế giới, còn “cậu bé vàng” Maradona cho thấy chiều cao tính từ “bàn tay” lên trời khi biến cả một kỳ World Cup thành của riêng mình.
Gần 80 năm, qua 18 lần tổ chức với biết bao nhiêu khoảnh khắc đã đi vào lịch sử bóng đá thế giới, giờ đây khi World Cup 2010 tại Nam Phi sắp đến gần cũng là lúc để xem lại những nốt thăng trầm của giải bóng đá hấp dẫn nhất thế giới.
Với hàng trăm triệu USD đầu tư, Nam Phi đang chứng tỏ rằng đâu chỉ châu Âu mới có những sân bóng hoành tráng, mê hồn. Nếu một lần được dạo qua những Green Point, Nelson Mandela Bay hay Soccer City chắc chắn bạn sẽ thấy ngỡ ngàng, choáng ngợp…
Như mọi người đều biết, con người ở châu Phi nói chung và đặc biệt ở Nam Phi nói riêng rất đam mê thể thao, đặc biệt là bóng đá, không ít người coi bóng đá như một tôn giáo.
Ngày hội bóng đá lớn nhất thế giới sẽ diễn ra tại Nam Phi vào mùa hè này hứa hẹn sẽ thu hút sự chú ý của hơn nửa dân số thế giới. Đây là kết quả của cuộc điều tra toàn cầu mới đây của công ty truyền thông Nielsen.
Hai nhân vật chính của cú “húc đầu lịch sử” là tiền vệ Zidane (Pháp) và trung vệ Materazzi (Italia) đều không dự World Cup 2010 nhưng dư âm cuộc chạm trán vẫn còn đọng lại.