(HBĐT) - Ngày 12/6, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tình hình phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm và họp bàn giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2010. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh và giám đốc các sở, ngành.

6 tháng đầu năm 2010, trên đà hồi phục kinh tế chung của cả nước và với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, KT-XH tỉnh ta đã đạt được những kết quả nổi bật và khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (chưa tính giá trị SXKD của Công ty Thuỷ điện Hoà Bình) ước đạt 11,58%, trong đó nông nghiệp tăng 3,37%, công nghiệp – xây dựng tăng 19,07%, dịch vụ tăng 11,69%. Nhìn chung, giá trị sản xuất của các ngành kinh tế chủ lực như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng… đạt mức tăng trưởng khá. Đáng ghi nhận là kết quả sản xuất vụ đông xuân đạt kết quả tích cực trong bối cảnh hạn hán nặng nề và phát sinh nhiều dịch bệnh. Cụ thể, tổng diện tích gieo trồng đạt trên 76.560 ha, sản lượng lương thực cây có hạt đạt trên 169.740 tấn, các loại cây trồng truyền thống như lúa, ngô, cây công nghiệp… tăng cả diện tích lẫn sản lượng, các lĩnh vực chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp diễn biến ổn định, đảm bảo kế hoạch đề ra. Về giá trị sản xuất công nghiệp, ngoài tốc độ tăng trưởng đạt khá - ước khoảng 24,09%, kết quả nổi bật là tiến độ giải ngân các nguồn vốn vay xây dựng cơ bản đạt cao so với cùng kỳ nhiều năm, cụ thể đến ngày 11/6 ước đạt 415,2 tỷ đồng, hoàn thành 42% kế hoạch năm. Ngoài ra, các lĩnh vực xúc tiến đầu tư, tài chính, ngân hàng, quản lý tài nguyên, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn… có nhiều diễn biến thuận lợi. Các lĩnh vực văn hoá – xã hội (bao gồm GD&ĐT, y tế, văn hoá, thể thao, công tác phát thanh và truyền hình, thông tin truyền thông…) và quốc phòng an ninh được củng cố vững chắc. Trong 6 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt 390.335 triệu đồng, bằng 32% dự toán HĐND tỉnh giao. Tổng thu ngân sách địa phương ước đạt trên 2.645.000 triệu đồng, bằng 81% dự toán HĐND tỉnh giao.

 

Nhìn lại những diễn biến quan trọng trong 6 tháng đầu năm, các đại biểu đánh giá cao thành quả đạt được, đồng thời tập trung phân tích những vấn đề nổi cộm cần tháo gỡ trong thời gian tới, bao gồm: Tình trạng thiếu điện nghiêm trọng, tiến độ thi công các công trình trọng điểm trong mùa mưa lũ, cân đối thu – chi ngân sách, khơi thông nguồn vốn vay cho hoạt động sản xuất kinh doanh, an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn... Bàn về nhiệm vụ triển khai 6 tháng cuối năm, hội nghị đã thống nhất và nêu bật các nhóm giải pháp: Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống lũ bão và quản lý bảo vệ rừng trong ngành nông nghiệp; Tăng cường hiệu quả thực hiện các cơ chế chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư (trong đó có cải cách hành chính) nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; Rà soát các dự án đầu tư nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân và đảm bảo hiệu quả sử dụng các nguồn vốn; Tăng cường công tác quản lý thị trường; Tăng cường các biện pháp  thu – chi ngân sách; Tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp an sinh xã hội...

         

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đề cập đến những thách thức sẽ phải đối mặt trong những tháng cuối năm, đồng thời nhấn mạnh: Những thách thức đó đòi hỏi hệ thống chính quyền và các ngành chức năng phải vào cuộc hiệu quả hơn, nêu cao tinh thần trách nhiệm để cùng với doanh nghiệp và người dân tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức. Đặc biệt, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành cùng tập trung tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh đối với mọi thành phần kinh tế; Đề nghị ngành Nông nghiệp tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất và đảm bảo an toàn hồ chứa trong mùa mưa lũ; ngành Công thương phối hợp cùng Điện lực Hoà Bình tăng cường công tác quản lý chất lượng cung ứng điện; Sở Giao thông, Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan tăng cường rà soát các dự án trên tinh thần chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp nhưng phải kiểm soát được tình trạng dự án “treo”, dự án “rùa”, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư, chuẩn bị đầy đủ các thủ tục đầu tư cho các dự án năm 2011; ngành Ngân hàng khẩn trương thực hiện các giải pháp khơi thông nguồn vốn cho sản xuất. Ngoài ra, đồng chí chỉ đạo cần tiếp tục chú trọng thực hiện tốt các vấn đề quan trọng khác trong lĩnh vực văn hoá – xã hội như GD%ĐT, vệ sinh an toàn thực phẩm... nhằm đảm bảo tính bền vững cho quá trình phát triển KT-XH./.

Thu Trang

 

Các tin khác


Chống tham nhũng, tiêu cực, củng cố niềm tin của Nhân dân

(HBĐT) - Thời gian qua, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện mạnh mẽ, kiên quyết từ Trung ương đến địa phương với quan điểm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ và không chịu sức ép của bất cứ cá nhân nào”. Chính vì vậy, không ít cán bộ từ cấp Trung ương, tỉnh, đến huyện, xã "nhúng chàm” tham nhũng, tiêu cực đã bị đưa ra ánh sáng, bị xử lý nghiêm minh và thống nhất, đồng bộ giữa xử lý kỷ luật Đảng với kỷ luật hành chính Nhà nước, đoàn thể và xử lý hình sự.

Kỳ họp thứ 28 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Thi hành kỷ luật một số tổ chức, đảng viên vi phạm

Trong các ngày 12 và 13/4/2023, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 28.

Quyết liệt ngăn chặn tham nhũng góp phần phát triển kinh tế-xã hội

Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) được Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố hằng năm cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về mức độ tham nhũng tương đối ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới dựa trên nhận thức về tham nhũng trong khu vực công. Chỉ số được tổng hợp dữ liệu từ 13 nguồn bên ngoài, bao gồm: Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế thế giới, rủi ro tư nhân, các công ty tư vấn và các tổ chức khác. Điểm số phản ánh quan điểm của các chuyên gia và giới kinh doanh, điểm càng cao có nghĩa sẽ càng minh bạch và ít tham nhũng hơn.

Ban Bí thư kỷ luật khai trừ Đảng Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca cùng 3 cá nhân

Ban Bí thư vừa quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng các ông: Nguyễn Đồng, Trương Minh Hiến, Vũ Hữu Song, Đỗ Hữu Ca.

Thể lệ Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023

(HBĐT) - Nhằm phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy vai trò của Nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023.

Huyện Tân Lạc chủ động phòng chống tham nhũng, lãng phí

(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tân Lạc luôn coi trọng công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí (TNLP), kịp thời phòng ngừa, xử lý hành vi vi phạm, góp phần thực hiện các mục tiêu KT-XH, củng cố lòng tin của nhân dân, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục