Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra công tác đầu tư hạ tầng thành phố Hòa Bình.

Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra công tác đầu tư hạ tầng thành phố Hòa Bình.

Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

Năm 2014, mặc dù kinh tế đã từng bước phục hồi nhưng sản xuất vẫn chưa chuyển biến mạnh mẽ, sản phẩm hàng hóa tiêu thụ chậm, khả năng hấp thụ vốn cho sản xuất - kinh doanh hạn chế, tín dụng tăng trưởng thấp, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp có chiều hướng giảm sút. Bên cạnh đó, những hạn chế của cơ chế, chính sách, kết cấu hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực vẫn là những cản trở lớn đối với sự phát triển của tỉnh. Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất cao, tiếp tục đổi mới trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, QP-AN, mở ra triển vọng tốt đẹp, tạo những tiền đề quan trọng vững bước trên con đường đổi mới và hội nhập.

 

Với sự cố gắng của cả hệ thống chính trị, các ngành, cấp, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình KT-XH năm 2014 vẫn đạt được những kết quả khả quan. Tỉnh ta đã đạt được mục tiêu tổng quát, đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tăng trưởng kinh tế ước đạt 10,5%, trong đó: Nông - lâm nghiệp, thủy sản tăng 4%; công nghiệp - xây dựng tăng 14,7%; dịch vụ 10,2%. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo còn 15,46%, thu nhập bình quân đầu người đạt 23,2 triệu đồng.

 

Đối mặt với những khó khăn về thời tiết và dịch bệnh diễn biến phức tạp, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, giữ vai trò ổn định là trụ đỡ của nền kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai khá đồng bộ và thu được kết quả tích cực, cải thiện bộ mặt nông thôn miền núi. Các tiềm năng về đất đai, lao động đem lại cơ hội phát triển mới tại nhiều địa phương. Trồng rừng gắn với công nghiệp chế biến tiếp tục khẳng định là hướng đi hiệu quả trong giảm nghèo và giải quyết việc làm ở nông thôn. Đã xuất hiện các vùng sản xuất hàng hóa có thương hiệu như sản phẩm cam Cao Phong, mía tím Hòa Bình và một số sản phẩm đặc thù khác, có sức cạnh tranh và chỗ đứng trên thị trường, giá trị thu nhập hàng trăm triệu đồng /ha, tạo chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao. Nhiều vùng sản xuất hàng hóa được hình thành như vùng cây có múi ở Cao Phong, Lạc Thủy, Tân Lạc, cây mía tím ở Cao Phong, Tân Lạc, Kim Bôi...

Các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh được tập trung thực hiện, từng bước tháo gỡ các điểm nghẽn tạo cơ hội mới để phát triển. Tình hình sản xuất của doanh nghiệp được cải thiện đáng kể. Nhiều dự án mới được khởi công, một số dự án đi vào hoạt động tạo ra những sản phẩm và năng lực sản xuất mới, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững của tỉnh. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9% so với năm 2013. Hoạt động thương mại, dịch vụ có nhiều chuyển biến. Kim ngạch xuất khẩu hoàn thành vượt mức kế hoạch năm và vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Trong điều kiện có nhiều khó khăn, tỉnh đã huy động tốt các nguồn lực để phát triển du lịch theo quy hoạch, bước đầu xây dựng các sản phẩm  du lịch độc đáo, chất lượng cao mang bản sắc văn hóa, thiên nhiên và con người Hòa Bình, có sức hút với khách du lịch trong và ngoài nước.

 

Tỉnh đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân, quyết toán các dự án hoàn thành sử dụng NSNN, khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản, nâng cao hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư. Tiến độ giải ngân và thanh toán vốn đầu tư tiếp tục chuyển biến, nhiều công trình, dự án đưa vào khai thác đã phát huy hiệu quả cao, kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc. Hoạt động tài chính, ngân hàng cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn. Thu NSNN vượt 3%, đạt 2.161 tỷ đồng. Công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường từng bước đi vào nề nếp.

 

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội đạt được những thành quả đáng tự hào. Văn hóa, thể thao tiếp tục được quan tâm, gắn với thực hiện các cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và chương trình xây dựng nông thôn mới. Việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của nhân dân các dân tộc trong tỉnh được chú trọng. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được quan tâm bảo tồn và phát triển. Các chính sách an sinh xã hội được triển khai đồng bộ, dân chủ, công khai và mang lại hiệu quả cao. Công tác phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm thường xuyên và có nhiều chuyển biến. Cơ sở vật chất trường, lớp học tiếp tục được tăng cường, chất lượng giáo dục có bước tiến bộ rõ rệt. Các chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng cho HS - SV tiếp tục được triển khai thực hiện và đạt kết quả tốt.

 

Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể được quan tâm. Hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị không ngừng được nâng cao. Khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường. Chính trị - xã hội tiếp tục ổn định, QP-AN được giữ vững. Nhân dân tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

 

Những kết quả đạt được của năm 2014 là cơ bản và đáng tự hào, thể hiện sự nỗ lực cao của toàn Đảng bộ, các cấp chính quyền, các ngành và địa phương, sự đổi mới trong tư duy, cách làm trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các mục tiêu KT -XH, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu đã tạo những nền tảng vững chắc để tỉnh ta phát triển và hội nhập trong tương lai.

 

Tuy nhiên, chúng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT -XH vẫn còn những yếu kém, đó là: Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa thực sự hiệu quả; chế độ, trách nhiệm công vụ trong giải quyết các vấn đề liên quan thủ tục hành chính có mặt còn yếu kém. Thu hút đầu tư phát triển doanh nghiệp còn hạn chế, khả năng hấp thụ vốn tín dụng, hoạt động của doanh nghiệp chưa nhiều khởi sắc. Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội nhân dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn...

 

Năm 2015 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và kế hoạch phát triển KT -XH năm 2011-2015. Trong bối cảnh KT -XH còn nhiều khó khăn, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp; nhu cầu nguồn lực để thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và QP -AN là rất lớn, trong khi đó mục tiêu đặt ra là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11%; trong đó: nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4%; công nghiệp - xây dựng tăng 14,8%; dịch vụ 11%. Cơ cấu kinh tế khu vực nông lâm nghiệp 25,3%; công nghiệp - xây dựng 40,2%; dịch vụ 28,82%. Thu nhập bình quân đầu người 26, 1 triệu đồng/năm. Nhiệm vụ phát triển KT -XH năm 2015 là rất nặng nề với không ít khó khăn, thử thách nhưng cũng có cơ hội để tạo được sự phát triển mới.

 

Bước vào năm mới 2015, phấn khởi và tự hào trước những thành tựu đã đạt được, với quyết tâm chính trị cao, tinh thần đoàn kết năng động, sáng tạo, đồng lòng, thống nhất xây dựng quê hương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tự tin trước những thời cơ và vận hội mới, tiếp tục sáng tạo, đổi mới tư duy, cách làm, nỗ lực đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, biến khó khăn, thách thức thành cơ hội phát triển, phấn đấu thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu KT -XH năm 2015; tạo nền tảng vững chắc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và kế hoạch phát triển KT -XH 5 năm 2011-2015, xây dựng tỉnh Hòa Bình có thế và lực mới, vững bước trên con đường hội nhập.

 

 

 

 

Các tin khác


Chống tham nhũng, tiêu cực, củng cố niềm tin của Nhân dân

(HBĐT) - Thời gian qua, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện mạnh mẽ, kiên quyết từ Trung ương đến địa phương với quan điểm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ và không chịu sức ép của bất cứ cá nhân nào”. Chính vì vậy, không ít cán bộ từ cấp Trung ương, tỉnh, đến huyện, xã "nhúng chàm” tham nhũng, tiêu cực đã bị đưa ra ánh sáng, bị xử lý nghiêm minh và thống nhất, đồng bộ giữa xử lý kỷ luật Đảng với kỷ luật hành chính Nhà nước, đoàn thể và xử lý hình sự.

Kỳ họp thứ 28 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Thi hành kỷ luật một số tổ chức, đảng viên vi phạm

Trong các ngày 12 và 13/4/2023, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 28.

Quyết liệt ngăn chặn tham nhũng góp phần phát triển kinh tế-xã hội

Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) được Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố hằng năm cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về mức độ tham nhũng tương đối ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới dựa trên nhận thức về tham nhũng trong khu vực công. Chỉ số được tổng hợp dữ liệu từ 13 nguồn bên ngoài, bao gồm: Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế thế giới, rủi ro tư nhân, các công ty tư vấn và các tổ chức khác. Điểm số phản ánh quan điểm của các chuyên gia và giới kinh doanh, điểm càng cao có nghĩa sẽ càng minh bạch và ít tham nhũng hơn.

Ban Bí thư kỷ luật khai trừ Đảng Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca cùng 3 cá nhân

Ban Bí thư vừa quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng các ông: Nguyễn Đồng, Trương Minh Hiến, Vũ Hữu Song, Đỗ Hữu Ca.

Thể lệ Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023

(HBĐT) - Nhằm phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy vai trò của Nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023.

Huyện Tân Lạc chủ động phòng chống tham nhũng, lãng phí

(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tân Lạc luôn coi trọng công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí (TNLP), kịp thời phòng ngừa, xử lý hành vi vi phạm, góp phần thực hiện các mục tiêu KT-XH, củng cố lòng tin của nhân dân, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục