(HBĐT) - Ngày 12/5/2015, BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 45 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, chống tham nhũng, lãng phí trong đầu tư công. Sau gần 5 năm triển khai chỉ thị có thể thấy nhiều dự án đầu tư hoàn thành, đưa vào sử dụng có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, an sinh xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn tồn tại nhiều bất cập trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cần kịp thời tháo gỡ. 

 


Chợ Bãi Nai, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) được đầu tư xây mới nhưng đã nhiều năm không sử dụng, gây lãng phí công trình.

Còn nhiều dự án lãng phí, chưa hiệu quả

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã, đang triển khai nhiều dự án đầu tư công trình cơ bản phục vụ phát triển kinh tế, sự nghiệp giáo dục, giao thông nông thôn và các dự án góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó có các dự án, công trình thuộc Chương trình MTQG nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, y tế, xây dựng NTM, đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nhìn chung, các dự án đầu tư xây dựng, chương trình mục tiêu đã được các cấp ủy, chính quyền thực hiện cơ bản đáp ứng cho phát triển KT-XH địa phương. Tuy nhiên, còn một số dự án, công trình trong quá trình triển khai còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ. Báo cáo của Ban Nội chính Tỉnh ủy về giám sát các công trình đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh nêu rõ: Nhiều dự án hoàn thành đưa vào sử dụng thiếu hiệu quả, rất lãng phí như: Trung tâm Hướng nghiệp, dạy nghề lao động các huyện Lạc Sơn, Yên Thủy; Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, ngoại ngữ, tin học thuộc Sở GD&ĐT. Các trung tâm này ít học sinh, học viên học nghề, gần như bỏ trống. Các dự án nước sạch nông thôn kém hiệu quả.

Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh có hơn 300 công trình nước sạch, trong đó có đến 120 công trình không hoạt động. Đặc biệt, theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, trên địa bàn huyện có 41 công trình, qua rà soát đến nay có hơn 30 công trình đắp chiếu, không thể sử dụng được. Các công trình, dự án chợ nông thôn cũng không ngoại lệ. Nhiều công trình được đầu tư xây dựng tiền tỷ nhưng không phát huy hết được công năng sử dụng.

Bên cạnh đó, nhiều công trình thi công kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân. Trong đó có những công trình thuộc nhóm dự án trọng điểm như dự án đường tỉnh 433, đoạn TP Hòa Bình đi thị trấn Đà Bắc; dự án đường tỉnh 435, đoạn TP Hòa Bình đi xã Bình Thanh. Các dự án này được bố trí vốn chậm, dàn trải dẫn đến khó khăn trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng, thi công kéo dài làm ảnh hưởng đến giao thông, đi lại của nhân dân, nhất là vào mùa mưa lũ. 

Trao đổi về vấn đề này, báo cáo đoàn giám sát Ban Nội chính Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 45, đồng chí Nguyễn Đình Dân, Phó Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp cho rằng: Nhiều công trình dang dở, đầu tư dài do việc bố trí, ghi kế hoạch vốn hàng năm đối với các dự án nhóm C đều dài hơn quy định (kéo dài hơn 3 năm), nhiều dự án hoãn, giãn tiến độ. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn thừa nhận, nhiều công trình chất lượng khảo sát, thiết kế, chất lượng thẩm định thiết kế dự toán, chất lượng của tư vấn giám sát và một bộ phận giám sát của chủ đầu tư còn yếu. 

Đâu là giải pháp? 

Thực tế cho thấy, để tránh thất thoát, lãng phí trong quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh, cần tăng cường các khâu lập, thẩm định quy hoạch; lập, thẩm định kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư công trung hạn, hàng năm cũng như các nguồn vốn khác đảm bảo khoa học, chặt chẽ, tránh dàn trải, kéo dài và tập trung nguồn cho các dự án trọng điểm, dở dang, chưa quyết toán. Quản lý chặt chẽ các khâu đấu thầu, giám sát thi công, nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình. Tăng cường giám sát cộng đồng, giám sát của nhân dân, nhất là khâu lập quy hoạch, dự án và khi thực hiện dự án.

Đồng tình với quan điểm này, qua 3 cuộc giám sát tại các Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp, công trình giao thông, công trình dân dụng, công nghiệp, đồng chí Đinh Quốc Liêm, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy cho rằng: Để khắc phục những hạn chế, thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách cho đầu tư, khắc phục khó khăn trong bố trí nguồn vốn, giải phóng mặt bằng, tỉnh cần thực hiện nghiêm các luật liên quan đến đầu tư công và hướng dẫn của các bộ, ngành, UBND tỉnh. Cần rà soát, sắp xếp dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên các dự án trọng điểm phục vụ cho phát triển KT-XH. Tập trung vốn để trả nợ xây dựng cơ bản, hoàn thành các công trình trọng điểm và quyết toán công trình xây dựng hoàn thành, đã đưa vào sử dụng. Tăng cường trách nhiệm của chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong công tác lập kế hoạch vốn đầu tư đảm bảo đúng nhu cầu thực tế. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả công trình, dự án, kiểm soát năng lực của đơn vị tư vấn, nhà thầu xây lắp, công khai danh sách nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn có năng lực yếu kém trên các phương tiện truyền thông của tỉnh. Các cơ quan, đơn vị, địa phương cần phối hợp tốt hơn nữa trong việc lập kế hoạch đầu tư, quản lý sử dụng nguồn vốn đầu tư và giải quyết những khó khăn, phức tạp trong đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư đối với các dự án đầu tư xây dựng. 


 P.L

Các tin khác


Xã Thạch Yên: Xây dựng “cán bộ số” để xây dựng “chính quyền số”

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần "vì nhân dân phục vụ”, xã Thạch Yên (Cao Phong) từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, điều hành, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) đã mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN). CĐS đã mở ra cơ hội cho các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại DN. Song, để CĐS trong DN đạt hiệu quả, thành công, đòi hỏi cần có tư duy mới cùng những năng lực mới trong tổ chức, vận hành theo hướng kết hợp người và máy móc dựa trên nền tảng các công nghệ số và dữ liệu số. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp thúc đẩy CĐS trong DN.

Xây dựng chính quyền số phục vụ Nhân dân

(HBĐT) - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số, đến nay, huyện Cao Phong đã đạt được một số kết quả bước đầu. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính phục vụ Nhân dân.

Trên 400 học viên được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế số, xã hội số

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số cho trên 400 học viên đến từ các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức KT-XH và người dân tại khu vực nông thôn.

Trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số cho cán bộ Đoàn, Hội

(HBĐT) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh vừa tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số năm 2023 cho 150 cán bộ Đoàn, Hội phụ trách công tác khởi nghiệp, chuyển đổi số các cấp trong tỉnh.

Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm

(HBĐT) - Chuyển đổi số (CĐS) hiện nay là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của mỗi địa phương, quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh "CĐS phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của CĐS”. Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/10 hàng năm là Ngày CĐS quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục