Một góc nhìn thành phố bên sông Đà.

Một góc nhìn thành phố bên sông Đà.

(HBĐT) - Hội KTS tỉnh cho rằng, Đồ án chưa nêu bật được định hướng phát triển và xây dựng các khu du lịch, trung tâm du lịch, dịch vụ mang tính đặc trưng xứng tầm các tiềm năng của TPHB. Hòa Bình là tỉnh có nền văn hóa đa dân tộc, có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú cùng với tài nguyên nhân văn, di tích lịch sử, di tích văn hóa, kiến trúc, ngành nghề truyền thống, bản làng lễ hội phong phú đã hình thành nhiều tour, tuyến du lịch được đông đảo du khách trong và ngoài nước biết đến.

 

Với tiềm năng lớn về du lịch, nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 đã được Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL phê duyệt tại Quyết định số 91 ngày 30/12/2009 kèm theo 17 dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2020. Vì vậy, phát triển du lịch tỉnh cũng như phát triển TPHB là một trong những ưu tiên hàng đầu, cũng có thể nói đô thị Hòa Bình ngoài đặc trưng là đô thị cấp vùng mang bản sắc văn hóa Hòa Bình còn là một đô thị mang tính chất du lịch, dịch vụ của vùng Tây Bắc.

 

ông Ngô Trọng Thược, Trưởng phòng Quản lý du lịch (Sở VH-TT&DL) cho rằng, Hòa Bình là tỉnh miền núi, giàu bản sắc dân tộc, nằm trong quy hoạch vùng thủ đô nên quy hoạch phát triển đô thị cũng cần quan tâm tới những yếu tố đặc trưng của tỉnh trong bối cảnh mới. ông Thược cho biết: Theo Luật Du lịch được QH thông qua ngày 14/6/2005 tại kỳ họp thứ 7, khóa XI, để được công nhận là đô thị du lịch cần phải có đủ các điều kiện sau: có tài nguyên du lịch hấp dẫn trong ranh giới đô thị và khu vực liền kề, có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch; có cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch. Ngành du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đạt tỷ lệ thu nhập từ du lịch trên tổng thu nhập của các ngành dịch vụ theo quy định của Chính phủ. Việc quản lý, phát triển đô thị du lịch phải bảo đảm các nội dung như: quản lý xây dựng đô thị theo định hướng phát triển du lịch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; quản lý các dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch. Bảo vệ tài nguyên du lịch, cảnh quan môi trường, bảo đảm an ninh TTATXH. Bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách du lịch. Điều phối các nguồn lực của đô thị nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển du lịch. Có nhiều khó khăn có thể xây dựng TPHB trở thành đô thị du lịch nhưng trong định hướng phát triển cần phải quan tâm, tính đến những yếu tố này. Đô thị Hòa Bình cần được đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đồng bộ gắn với những yếu tố của bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du lịch. Cổng chào TP nếu được quy hoạch cần mang nét biểu trưng của văn hóa các dân tộc Tây Bắc, trong đó văn hóa Mường là điểm nhấn và tư tưởng chủ đạo. Đồ án không nêu bật được nội dung trên, chưa đưa ra được không gian văn hóa đặc trung riêng của đô thị Hòa Bình vốn nổi tiếng bởi nền văn hóa Hòa Bình với 6 dân tộc anh em chung sống. Toàn bộ Đồ án không thấy được điểm nhấn và ý tưởng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan mang đậm nét văn hóa Hòa Bình.

 

Nội dung của đồ án điều chỉnh đã đưa ra ý tưởng xây dựng một thành phố mang nét văn hóa đặc trưng đó là văn hóa Hòa Bình-văn hóa dân tộc Mường. TPHB không những là cửa ngõ giao lưu giữa vùng Tây Bắc và vùng thủ đô Hà Nội mà còn là TP trung tâm cấp vùng nên mang nét văn hóa Tây Bắc cho cả vùng Hà Nội là hợp lý nhưng trong Đồ án quy hoạch lại không nêu bật được nội dung trên.

 

 

                                                                                           Lê Chung

Các tin khác


Xã Thạch Yên: Xây dựng “cán bộ số” để xây dựng “chính quyền số”

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần "vì nhân dân phục vụ”, xã Thạch Yên (Cao Phong) từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, điều hành, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) đã mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN). CĐS đã mở ra cơ hội cho các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại DN. Song, để CĐS trong DN đạt hiệu quả, thành công, đòi hỏi cần có tư duy mới cùng những năng lực mới trong tổ chức, vận hành theo hướng kết hợp người và máy móc dựa trên nền tảng các công nghệ số và dữ liệu số. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp thúc đẩy CĐS trong DN.

Xây dựng chính quyền số phục vụ Nhân dân

(HBĐT) - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số, đến nay, huyện Cao Phong đã đạt được một số kết quả bước đầu. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính phục vụ Nhân dân.

Trên 400 học viên được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế số, xã hội số

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số cho trên 400 học viên đến từ các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức KT-XH và người dân tại khu vực nông thôn.

Trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số cho cán bộ Đoàn, Hội

(HBĐT) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh vừa tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số năm 2023 cho 150 cán bộ Đoàn, Hội phụ trách công tác khởi nghiệp, chuyển đổi số các cấp trong tỉnh.

Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm

(HBĐT) - Chuyển đổi số (CĐS) hiện nay là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của mỗi địa phương, quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh "CĐS phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của CĐS”. Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/10 hàng năm là Ngày CĐS quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục