V.I.Lênin là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Hãy cùng nhìn lại những hình ảnh về cuộc đời của ông.
Lênin tên thật là Vladimir Ilyich Ulyanov, sinh ngày 22/4/1870 tại Simbirsk, nay là Ulyanovsk, trên sông Volga. (Ảnh Lênin năm 1887 khi tốt nghiệp trường trung học Simbirsk Gymnasium).
Lênin là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, người sáng lập Quốc tế Cộng sản và người sáng lập nhà nước Xôviết.
Lênin (giữa) và các lãnh đạo của tổ chức tại St. Petersburg có tên gọi Liên đoàn đấu tranh vì sự giải phóng của giai cấp công nhân năm 1900.
Lênin chơi cờ cùng nhà triết học lừng danh Alexander Bogdanov trong chuyến thăm nhà văn Maxim Gorky vào tháng 4/1908.
Lênin đọc báo tại phòng làm việc ở Kremlin năm 1918.
Lênin trong cuộc diễu binh trên Quảng trường Đỏ năm 1919.
Lênin chụp ảnh cùng người kế nhiệm Joseph Stalin năm 1919.
Lênin có bài phát biểu từ khán đài trên Quảng trường Đỏ trước đông đảo quần chúng và các đồng chí năm 1920.
Lênin trò chuyện với nhà văn nổi tiếng người Anh Herbert George Wells tại văn phòng ở Kremlin năm 1920.
Lênin nói chuyện tại Đại hội lần thứ 3 của Quốc tế Cộng sản năm 1921.
Lênin bên người vợ Nadezhda Krupskaya tại làng Gorki năm 1922.
V.I Lênin lãnh đạo đất nước cho đến năm 1922, khi ông rời khỏi trụ sở làm việc tại điện Kremlin vì lý do sức khỏe và về sống tại ngôi nhà ở làng Gorki thuộc vùng Mátxcơva. (Ảnh: Lênin cùng người cháu trai Viktor, con trai của Dmitry Ilyich Ulyanov).
Vào tháng 3/1923, Lênin bị ốm nặng và ông qua đời ngày 21/1/1924, hưởng thọ 54 tuổi.
Theo Báo điện tử Đảng cộng sản
(HBĐT) - An Bang vốn được mệnh danh là "cô gái đẹp” khó tiếp cận nhất trong số các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Bởi, đảo quanh năm sóng vỗ dữ dội, những thuyền lớn không thể cập bờ, để vào đảo phải dùng xuồng nhỏ "bơi” trên những con sóng cao vài mét. Việc cập bến vào An Bang không dành cho người yếu tim. Chúng tôi may mắn trong chuyến công tác trước thềm xuân Canh Tý 2020 đã được đặt chân lên đảo và ghi lại những hình ảnh về đảo nổi khắc nghiệt nhưng vô cùng xinh đẹp này.
(HBĐT) - Dưới mái nhà Trường Quân sự tỉnh, 106 công dân thuộc 29 tỉnh, thành phố trở về từ vùng có dịch đã được các cán bộ, chiến sỹ, bác sỹ của tỉnh Hòa Bình đón tiếp, động viên, chăm sóc như người thân trong gia đình. Mọi lo lắng, căng thẳng, e ngại qua đi rất nhanh.
Kết thúc 14 ngày cách ly tập trung, 106/106 công dân đều khỏe mạnh, không có trường hợp nào dương tính với Covid-19. Các đây đúng 14 ngày, Hòa Bình đón các công dân khi trời còn tối mịt mù, mưa xối xả thì sáng nay Hòa Bình chia tay các bạn khi mưa đã tạnh, nắng hửng. Lưu luyến phút chia tay là những dòng lưu bút chất chứa tình cảm, những cái bắt tay siết chặt, những cái ôm đầy yêu thương và những lời cảm ơn từ tận đáy lòng…
Phóng viên Báo Hòa Bình ghi lại những khoảng khắc đáng nhớ
(HBĐT) - Đảo Hòn Chuối nằm cách đất liền gần 32km về phía Tây, thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Là một trong những đảo tiền tiêu quan trọng phía Tây Nam của Tổ quốc; 1 trong 5 đảo của Đề án xây dựng đảo Thanh niên (giai đoạn 2013-2020) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đảo Hòn Chuối có địa hình phức tạp. Người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản. Trong chuyến hành trình trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, phóng viên Báo Hòa Bình đã ghi lại những hình ảnh chân thực về quân dân đảo Hòn Chuối.
(HBĐT) - Ở quần đảo Trường Sa thân yêu, bóng đá, bóng chuyền là những môn được lính đảo luyện tập hàng ngày. Còn vào những ngày lễ, Tết, không khí trên đảo sôi nổi với nhiều môn thi đấu hấp dẫn. Trong đó có các môn thể thao truyền thống như kéo co, đẩy gậy hay không khí bớt sôi nổi, căng thẳng hơn bên những bàn cờ tướng, cờ vua. Ở những đảo chìm, với không gian nhỏ hơn, lính đảo còn sáng tạo ra những môn thể thao độc đáo.
(HBĐT) - Ở đảo Trường Sa Lớn, nơi được gọi là trái tim của quần đảo Trường Sa thân yêu, ngoài cây bàng vuông, phong ba, muống biển thì cây tra là loài cây được trồng phổ biến khắp trên đảo. Cây tra có sức sống mạnh mẽ, dù nơi đảo xa quanh năm bão táp, muối biển mặn mòi nhưng loài cây này vẫn sinh trưởng, phát triển kiên cường, tạo nên màu xanh thắm đầy sức sống giữa trùng khơi mênh mông. Với những chùm quả sai trĩu, hình dáng giống hệt những chùm nho ở đất liền, nên từ lâu, cán bộ, chiến sỹ trên đảo đã gọi cây tra với cái tên thân thương là cây nho biển.
Dưới đây là những hình ảnh về loài cây kiên cường này mà phóng viên Báo Hòa Bình đã ghi được trong chuyến công tác tại đảo Trường Sa Lớn.
Đến với Hà Nội những ngày tháng Ba, bạn sẽ ngỡ mình vừa lạc vào một miền cổ tích lãng mạn với những sắc vàng, sắc đỏ, đâu đó lại điểm xuyết sắc xanh mới chớm... bởi đã tới rồi, Hà Nội mùa cây thay lá.