(HBĐT) - Tối 21/6, lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVI, năm 2021 - Giải thưởng cao quý nhất của giới báo chí cả nước đã diễn ra trang trọng tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô. Trong số 152 tác phẩm được vào chung khảo, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia năm 2020 đã lựa chọn được 115 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải; trong đó có 10 Giải A, 22 giải B, 48 giải C, 35 giải khuyến khích. Tác phẩm: "Lời khẩn cầu từ dòng Đà giang" của tác giả Lưu Trọng Đạt, phóng viên cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam tỉnh Hoà Bình đoạt giải B thể loại Ảnh đơn, phóng sự ảnh, nhóm ảnh (không có giải A). Báo Hoà Bình xin giới thiệu tác phẩm cùng bạn đọc.


Lời khẩn cầu từ dòng Đà giang 

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cực đoan cùng sự tác động của con người lên thượng nguồn sông Đà khiến lượng nước về hồ Hòa Bình nhiều năm trở lại đây sụt giảm một cách đáng báo động, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái tự nhiên của dòng sông và sinh kế của người dân trên vùng lòng hồ – điều chưa từng xảy ra trong suốt 30 năm qua. Cuộc sống của người dân và sự toàn vẹn của hệ sinh thái tự nhiên nơi đây rồi sẽ ra sao khi sinh kế của nhiều hộ gia đình đang gắn chặt với vùng lòng hồ Hòa Bình. Đã có nhiều hộ trắng tay khi tiền của, mồ hôi, công sức bấp bênh theo mực nước lên xuống của dòng sông hùng vỹ này. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN 


Anh Đinh Công Tiện, xóm Điêng Lựng, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc có 7 lồng bè nuôi cá lồng, chỉ trong ngày 6/7/2021, do nước hồ rút nhanh nên gần 1 tấn cá, chủ yếu là cá lăng, chiên, trắm đen tại các lồng nuôi của gia đình bị chết do sặc bùn dẫn đến tình trạng thiếu ôxy. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN


Hồ Hòa Bình sụt giảm lượng nước một cách đáng báo động - điều đang xảy ra trong nhiều năm trở lại đây do biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng khắc nghiệt. Cuối tháng 12/2021, tuy tình hình đã có cải thiện so với tháng 11, nhưng lượng nước vẫn thiếu khoảng gần 700 triệu m3, tương đương 11% dung tích thiết kế. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN


Một nhánh sông Đà chảy về xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc nhiều tháng qua đã cạn trơ đáy. Những năm trước, tàu du lịch có thể đưa du khách qua nơi đây để ghé thăm các Homestay của xã Hiền Lương. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN


Mặt nước hồ Hòa Bình bị đổi màu bởi sặc bùn đỏ do mực nước xuống thấp. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN


Ngay từ đầu năm 2021, nước sông Đà xuống thấp hơn mọi năm và hình ảnh hồ Hòa Bình mênh mang, xanh ngắt thường thấy đã không còn. Trong ảnh: Rất nhiều cá lồng khu vực các xã Tiền Phong, Vầy Nưa, Hiền Lương của huyện Đà Bắc bị chết do sặc bùn đỏ và thiếu ô xi nghiêm trọng bởi nước hồ Hòa Bình cạn. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN


Từ tháng 6-11/2021, mực nước hồ thủy điện Hòa Bình không vượt quá 103m - mức cạn nhất trong suốt 30 năm qua. Cuối tháng 12/2021, tuy tình hình đã có cải thiện so với tháng 11, nhưng lượng nước hiện vẫn thiếu khoảng gần 700 triệu m3, tương đương 11% dung tích thiết kế. Trong ảnh: Hình ảnh khô hạn và nứt nẻ của lòng sông Đà khi thiếu nước trên nhánh sông chảy về xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN


Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thì lượng nước về các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Đà trong mùa mưa năm 2021 chỉ bằng khoảng 60 - 70% so với trung bình nhiều năm, đặc biệt các lưu vực giữa của hồ Hòa Bình và Sơn La chỉ bằng 20 - 60%. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN


Ngay từ đầu năm 2021, nước sông Đà xuống thấp hơn mọi năm và hình ảnh hồ Hòa Bình mênh mang, xanh ngắt thường thấy đã không còn. Trong ảnh: Hình ảnh khô hạn và nứt nẻ của lòng sông Đà khi thiếu nước trên nhánh sông chảy về xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN


Cuộc sống của người dân và sự toàn vẹn của hệ sinh thái tự nhiên vùng lòng hồ Hòa Bình rồi sẽ ra sao khi sinh kế của nhiều hộ gia đình đang gắn chặt với vùng lòng hồ. Trong ảnh: Người dân xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc đi làm về và băng tắt ngay trên lòng sông Đà bị cạn nước, nứt nẻ. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN


Một thân cây cổ thụ vẫn sừng sững nơi lòng hồ khô cạn, đoạn thuộc địa phận xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc. Lúc bình thường, khi nước hồ Hòa Bình đầy sẽ vượt qua ngọn của thân cây này. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN


Người dân tìm bắt những con cá suối nhỏ ngay trên vùng lòng hồ cạn nước, đoạn qua xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN


Một gốc cây chết khô nằm ngay dưới lòng hồ nứt nẻ thuộc địa phận xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN


Tình trạng thiếu hụt nước nghiêm trọng của hồ Hòa Bình kéo dài nhiều năm qua. Điều này đã tác động tiêu cực đến hệ sinh thái tự nhiên của dòng sông và sinh kế của người dân trên vùng lòng hồ. Trong ảnh: Những bè cá lồng của người dân không kịp di dời, bị mắc cạn lại ngay trên vùng đất mà trước đó còn ngập nước có độ sâu khoảng hơn 10m. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN


Hình ảnh cạn trơ đáy sông của nhánh sông Đà chảy về địa phận xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, nơi nhiều năm trước luôn đầy ắp nước xanh trong mêng mông. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN


Nắng nóng thiêu đốt kéo dài cả mấy tháng mùa hè, nước hồ tại các nhánh về huyện Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu rút đi nhiều làm hồ cạn trơ đáy. Trong ảnh: Một nhánh sông Đà bị cạn nước và những lồng cá của người dân bị mặc kẹt lại trên vùng đất cạn ở xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN


Các xã ven hồ Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong của huyện Đà Bắc - vùng trọng điểm nuôi cá lồng bè của tỉnh Hòa Bình đã thiệt hại khoảng 30 tấn cá bị chết do sặc bùn, nắng nóng và bởi nước hồ Hòa Bình xuống thấp. Trong ảnh: Chị Đinh Thị Thọ, xã Tiền Phong buồn bã vớt những con cá trắm đen to bị chết tại các lồng nuôi do bị sặc bùn và thiếu ôxy. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN


Theo TTXVN


Các tin khác


Đánh thức tiềm năng du lịch xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Nằm ở độ cao gần 1.000 m so với mực nước biển, các xã vùng cao huyện Tân Lạc, trong đó có xã Vân Sơn luôn có khí hậu trong lành, mát mẻ, phong cảnh hùng vĩ, hoang sơ. Vân Sơn đang hình thành một số tuyến, điểm để du khách có thể check in, khám phá và trải nghiệm. Các tài nguyên du lịch tự nhiên, du lịch nhân văn đang được đánh thức.

Vui Tết Độc lập ở Mường Be

(HBĐT) - Cứ đến dịp Quốc khánh 2/9, người Mường ở các bản làng trong tỉnh lại rộn ràng đón Tết Độc lập. Từ những vùng Mường lớn như Bi, Vang, Thàng, Động đến các thôn, bản xa xôi đều mừng vui. Tết Độc lập là ngày Tết lớn thứ hai của người Mường sau Tết Nguyên đán, được duy trì kể từ khi thành lập nước (2/9/1945) đến nay.  Nhóm ảnh ghi lại không khí đón Tết Độc lập của người dân xứ Mường Be (xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn).

Trang hoàng rực rỡ chào mừng Quốc khánh 2/9

(HBĐT) - Những ngày này, trên khắp các tuyến đường, khu dân cư ở thành phố Hòa Bình như đang khoác lên mình tấm áo mới. Người dân treo cờ Tổ quốc, các tuyến đường chính được trang hoàng cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu, pano rực rỡ chào mừng kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945 - 2023). Dưới đây, phóng viên Báo Hòa Bình ghi lại một số hình ảnh.

Báo Hòa Bình phát động Cuộc thi Ảnh báo chí "Nét đẹp Hòa Bình" lần thứ III

(HBĐT) - Báo Hòa Bình phát động Cuộc thi Ảnh báo chí "Nét đẹp Hòa Bình” lần III trên Báo Hòa Bình năm 2023 – 2025. Thời gian nhận tác phẩm dự thi từ ngày 01/9/2023 đến hết ngày 20/5/2025.

Sẵn sàng đón khách trở lại ngắm đồi hoa xóm Mừng

(HBĐT) - Đến nay, các hộ dân xóm Mừng, xã Hợp Phong (Cao Phong) đã cơ bản hoàn thành cải tạo, trồng các loại hoa để sẵn sàng đón khách du lịch vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục