(HBĐT) - Ngày 7/7 là một ngày thực sự đáng nhớ khi cả nước có gần 1 triệu sĩ tử tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Tại tỉnh ta, trong ngày thi đầu tiên đã xuất hiện vô vàn cung bậc cảm xúc, tạo ấn tượng đặc biệt về một kỳ thi có sức nóng bậc nhất của năm nay. Hòa vào bầu không khí chung là những nụ cười tươi rói, những giọt mồ hôi lăn dài, những cái bắt tay chia sẻ, những tràng pháo tay động viên chân thành… của hàng trăm thanh niên tình nguyện đã tham gia tiếp sức mùa thi. Nhóm phóng viên Báo Hòa Bình đã ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng về lực lượng này trong ngày đầu tiên tham gia tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Họ - bằng tinh thần xung phong của tuổi trẻ - đã thắp lên sáng ngời màu áo xanh tình nguyện.


Tham gia tiếp sức cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, lực lượng thanh niên tình nguyện đã ra quân hùng hậu với tổng số khoảng 740 đoàn viên, thanh niên trong toàn tỉnh. Ảnh chụp lực lượng "Tiếp sức mùa thi" tại điểm thi trường THPT Lương Sơn, huyện Lương Sơn.
 


Không những đông đảo về số lượng, lực lượng thanh niên tình nguyện còn triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, huy động các nguồn lực từ cộng đồng để tham gia "tiếp sức mùa thi năm 2022". Trong ảnh: Huyện Đoàn Lạc Sơn huy động các nguồn lực hỗ trợ để tiếp sức mùa thi tại các điểm thi trên địa bàn.
 


Tại 37/37 điểm thi, lực lượng thanh niên tình nguyện tích cực có mặt để kịp thời hỗ trợ thí sinh, sẵn sàng phối hợp với Ban Chỉ đạo kỳ thi tại tỉnh và các huyện, thành phố. Ảnh chụp tại điểm thi trường THPT Lạc Thủy.
 


Ân cần hỗ trợ các thí sinh đặc biệt.Ảnh chụp tại điểm thi trường THPT Cộng Hòa, huyện Lạc Sơn.



Chân thành động viên các thí sinh có tâm lý chưa tốt khi tham dự kỳ thi. Ảnh chụp tại điểm thi trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, TP Hòa Bình.
 


Nhiệt tình giúp đỡ bất cứ khi nào thí sinh gặp khó. Ảnh chụp tại điểm thi trường THPT Công Nghiệp, TP Hòa Bình.
 

Chu đáo chuẩn bị nước uống miễn phí, thậm chí dự phòng cả đồ dùng học tập để hỗ trợ các trường hợp thí sinh quên, thiếu đồ trước khi vào phòng thi. Tất cả những hành động đó của lực lượng thanh niên tình nguyện đã hỗ trợ đắc lực cho thí sinh, tạo ấn tượng sâu sắc về một tinh thần thiện nguyện trong sáng và tốt đẹp. Đây chính là một trong những mảng màu tươi sáng nhất, góp phần quan trọng vào thành công của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Ảnh chụp tại điểm thi trường THPT Cao Phong, huyện Cao Phong.


Nhóm phóng viên Phòng Văn hóa - Xã hội

Các tin khác


"Lời khẩn cầu từ dòng Đà giang" của Lưu Trọng Đạt được trao giải B giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVI - năm 2021

(HBĐT) - Tối 21/6, lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVI, năm 2021 - Giải thưởng cao quý nhất của giới báo chí cả nước đã diễn ra trang trọng tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô. Trong số 152 tác phẩm được vào chung khảo, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia năm 2020 đã lựa chọn được 115 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải; trong đó có 10 Giải A, 22 giải B, 48 giải C, 35 giải khuyến khích. Tác phẩm: "Lời khẩn cầu từ dòng Đà giang" của tác giả Lưu Trọng Đạt, phóng viên cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam tỉnh Hoà Bình đoạt giải B thể loại Ảnh đơn, phóng sự ảnh, nhóm ảnh (không có giải A). Báo Hoà Bình xin giới thiệu tác phẩm cùng bạn đọc.

Một số hình ảnh hoạt động nổi bật của báo chí tỉnh

(HBĐT) - Phát huy truyền thống 97 năm báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2022), đội ngũ những người làm báo Hoà Bình luôn nỗ lực đổi mới, sáng tạo, phát huy phẩm chất tốt đẹp của người làm báo Đảng địa phương. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, báo chí Hoà Bình đã thực sự trở thành tiếng nói tin cậy của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và là diễn đàn của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Nét đẹp trang phục các dân tộc tỉnh Hoà Bình

(HBĐT) - Hoà Bình là nơi sinh sống của cộng đồng các dân tộc thiểu số, đông nhất là dân tộc Mường, tiếp đến là dân tộc Thái, Dao, Tày, Mông... Từng có thời điểm, cùng với một số giá trị văn hoá khác, trang phục dân tộc truyền thống bị mai một. Với những nỗ lực thực hiện các Nghị quyết của Đảng về gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hoá các dân tộc, ý thức, niềm tự hào văn hoá truyền thống trong Nhân dân được khơi dậy, phát huy. Trang phục truyền thống - biểu trưng của văn hoá, góp phần phản ánh phong tục tập quán, nét đẹp và bản sắc riêng của từng dân tộc được người dân xem trọng, không chỉ được diện ở các sự kiện, dịp lễ hội mà còn thường thấy trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.   

Làng chài - mùa thuỷ điện Hoà Bình xả nước

(HBĐT) - Thuỷ điện Hoà Bình xả 5 cửa, mực nước ở hạ lưu đập lên cao, cuộc sống người dân, sản xuất của người dân hạ lưu đập bị ảnh hưởng. Phóng viên Báo Hoà Bình ghi lại một số hình ảnh cuộc sống người dân xóm Chài, phường Thịnh Lang (TP Hoà Bình).

Khẳng định thương hiệu gà Lạc Thủy

(HBĐT) - Trong bối cảnh nhiều hộ chăn nuôi gà cả nước lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, thị trường tiêu thụ gà thương phẩm không ổn định… Song tại huyện Lạc Thủy các trang trại, HTX, hộ gia đình chăn nuôi giống gà Lạc Thủy với quy mô lớn vẫn "sống khỏe”. Thương hiệu "Gà Lạc Thủy” ngày càng tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng khắp cả nước. Có được uy tín trên thị trường như hiện nay là hành trình nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Lạc Thủy trong xây dựng và quản lý nhãn hiệu chứng nhận "Gà Lạc Thủy”. 

Lưu giữ nếp nhà sàn truyền thống ở huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn hiện có trên 12 nghìn ngôi nhà sàn truyền thống được lưu giữ. Đa phần ở những ngôi nhà sàn truyền thống vẫn giữ được bếp lửa truyền thống gắn với nếp ăn, nếp ở, với đa dạng phong tục, tập quán… Huyện Lạc Sơn đã ra nghị quyết chuyên đề về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trên địa bàn. Từ đó đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để bảo tồn. Trong đó, ngôi nhà sàn truyền thống được lưu giữ gắn bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển du lịch. Nhóm ảnh ghi lại những sinh hoạt trong nếp nhà sàn truyền thống của người Mường ở huyện Lạc Sơn. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục