(HBĐT) - Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Tân Dân (xã Tân Thành) là ngôi trường nằm ở địa bàn vùng hồ khó khăn nhất của huyện Mai Châu. Đường xa cách trở, lại bộn bề gian khó khi nằm giữa mênh mang sông nước nhưng suốt nhiều năm qua, nơi đây đã trở thành "ngôi nhà thứ hai” của các thế hệ học sinh vùng hồ. "Ngôi nhà thứ hai” không chỉ là nơi ghi dấu tình thầy - trò mà còn là nơi đám trẻ vùng hồ học cách tự lập, là nơi nuôi dưỡng những ước mơ xanh.
Cũng như các thầy, cô giáo trong trường, thầy giáo Hà Công Hội là "người bạn” mà các em yêu quý và hồn nhiên chia sẻ vui buồn.
Trường là "ngôi nhà thứ hai”, nơi học sinh được ăn những bữa cơm có đủ dinh dưỡng và ngon miệng.
Cuộc sống tự lập ở khu nội trú đòi hỏi học sinh phải ngăn nắp, sạch sẽ, thực hiện nghiêm các quy định về giờ giấc sinh hoạt hàng ngày.
Tự rửa bát sau mỗi bữa ăn, tự giặt quần áo, vệ sinh phòng ở và trường lớp sạch sẽ... là những công việc đã đi vào nền nếp, được các em vui vẻ thực hiện hàng ngày.
Trường không chỉ là "ngôi nhà thứ hai” mà còn là nơi nuôi dưỡng ước mơ của những cô, cậu học trò, nơi các em có cơ hội rèn luyện nhiều kỹ năng bổ ích. (Trong ảnh: Học sinh tự tin giao lưu với các tình nguyện viên người nước ngoài).
Nhóm ảnh của Khánh An
(HBĐT) - Năm 2023, cùng với nhiều sự kiện văn hóa được tỉnh và các địa phương đứng ra tổ chức đã thu hút đông đảo du khách trong nước, quốc tế đến với du lịch Hòa Bình. Từ đây, mở ra cơ hội quảng bá về miền đất, con người, nền văn hóa Hòa Bình đậm đà bản sắc.
(HBĐT) - Là xã ven đô, tiếp giáp với huyện vùng cao Đà Bắc, chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, có xuất phát điểm thấp, tuy nhiên, trong những năm qua, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) đã vượt khó thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH, xây dựng NTM, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Dưới đây là một số hình ảnh diện mạo nông thôn mới của xã Hòa Bình.
(HBĐT) - Nằm ở độ cao trung bình 560 m, có nhiều ngọn núi cao trên 1.000 m so với mực nước biển, huyện Đà Bắc có địa hình núi, đồi, sông, suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp, độ chia cắt lớn, độ dốc bình quân 350. Vào mùa mưa, ở huyện thường xảy ra những đợt lũ quét phá hoại đường sá, hoa màu và diện tích ruộng lúa nước. Đợt mưa lũ lịch sử năm 2017 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân, đặc biệt tại các xã: Suối Nánh, Đồng Nghê (nay là xã Nánh Nghê), Mường Chiềng, Đồng Chum, Trung Thành, Vầy Nưa… Tổng thiệt hại gần 500 tỷ đồng. Song với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các ban, ngành, đoàn thể, sự chủ động của người dân, đến nay cơ bản người dân đã có cuộc sống ổn định, yên tâm lao động, sản xuất.
(HBĐT) - Từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước, khi có sự di dân từ Hà Nội về huyện Yên Thủy, cây giống bưởi Diễn đã được người dân mang theo về đây gây trồng. Từ những gốc bưởi ban đầu, diện tích bưởi Diễn ngày càng phát triển. Tới nay, tổng diện tích trồng bưởi Diễn của tỉnh khoảng 2.300 ha, chiếm 45% diện tích bưởi và 22% tổng diện tích cây ăn quả có múi của cả tỉnh, trong đó riêng huyện Yên Thủy đạt trên 800 ha. Vượt qua phân tích, đánh giá kỹ lưỡng 821 chỉ số dư lượng hoạt chất bảo vệ thực vật, năm qua, gần 10.000 quả bưởi Diễn Yên Thủy đã được xuất khẩu sang Anh quốc, mở ra cơ hội phát triển cho nông sản địa phương.
(HBĐT) - Du lịch cộng đồng Đà Bắc được nhiều du khách trong nước, quốc tế yêu thích, lựa chọn là điểm đến trên hành trình khám phá vùng đất, văn hoá, con người. Với thiên nhiên hoang sơ, bản sắc văn hoá độc đáo, các điểm du lịch cộng đồng dân tộc Mường, Dao nơi đây níu chân du khách bởi tình người mộc mạc và những trải nghiệm khó quên.