(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có vị trí thuận lợi về giao thông, tiếp giáp với những vùng kinh tế đang chuyển động mạnh của các tỉnh: Hà Nam, Ninh Bình và TP Hà Nội, được quy hoạch nằm trong vùng động lực của tỉnh. Những năm gần đây, huyện Lạc Thủy triển khai toàn diện công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị; tập trung chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, đưa nhanh Nghị quyết Đại hội Đảng vào cuộc sống, phấn đấu đến năm 2025, Lạc Thủy nằm trong tốp đầu của tỉnh. Dưới đây là một vài hình ảnh về KT-XH huyện Lạc Thủy.
Trung tâm huyện Lạc Thủy ngày càng khang trang.
Diện mạo đổi thay ở xã nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Tâm.
Phát triển vùng chè hàng hóa là một trong những thế mạnh của huyện Lạc Thủy.
Từ một xã khó khăn, Hưng Thi đã có sự đổi thay lớn trong diện mạo.
Nhóm ảnh của Lê Chung
(HBĐT) - Là xã ven đô, tiếp giáp với huyện vùng cao Đà Bắc, chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, có xuất phát điểm thấp, tuy nhiên, trong những năm qua, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) đã vượt khó thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH, xây dựng NTM, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Dưới đây là một số hình ảnh diện mạo nông thôn mới của xã Hòa Bình.
(HBĐT) - Nằm ở độ cao trung bình 560 m, có nhiều ngọn núi cao trên 1.000 m so với mực nước biển, huyện Đà Bắc có địa hình núi, đồi, sông, suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp, độ chia cắt lớn, độ dốc bình quân 350. Vào mùa mưa, ở huyện thường xảy ra những đợt lũ quét phá hoại đường sá, hoa màu và diện tích ruộng lúa nước. Đợt mưa lũ lịch sử năm 2017 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân, đặc biệt tại các xã: Suối Nánh, Đồng Nghê (nay là xã Nánh Nghê), Mường Chiềng, Đồng Chum, Trung Thành, Vầy Nưa… Tổng thiệt hại gần 500 tỷ đồng. Song với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các ban, ngành, đoàn thể, sự chủ động của người dân, đến nay cơ bản người dân đã có cuộc sống ổn định, yên tâm lao động, sản xuất.
(HBĐT) - Từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước, khi có sự di dân từ Hà Nội về huyện Yên Thủy, cây giống bưởi Diễn đã được người dân mang theo về đây gây trồng. Từ những gốc bưởi ban đầu, diện tích bưởi Diễn ngày càng phát triển. Tới nay, tổng diện tích trồng bưởi Diễn của tỉnh khoảng 2.300 ha, chiếm 45% diện tích bưởi và 22% tổng diện tích cây ăn quả có múi của cả tỉnh, trong đó riêng huyện Yên Thủy đạt trên 800 ha. Vượt qua phân tích, đánh giá kỹ lưỡng 821 chỉ số dư lượng hoạt chất bảo vệ thực vật, năm qua, gần 10.000 quả bưởi Diễn Yên Thủy đã được xuất khẩu sang Anh quốc, mở ra cơ hội phát triển cho nông sản địa phương.
(HBĐT) - Du lịch cộng đồng Đà Bắc được nhiều du khách trong nước, quốc tế yêu thích, lựa chọn là điểm đến trên hành trình khám phá vùng đất, văn hoá, con người. Với thiên nhiên hoang sơ, bản sắc văn hoá độc đáo, các điểm du lịch cộng đồng dân tộc Mường, Dao nơi đây níu chân du khách bởi tình người mộc mạc và những trải nghiệm khó quên.
(HBĐT) - Cứ vào đầu tháng ba, hoa sưa - loài hoa biểu tượng cho tình yêu đôi lứa, thật đẹp và lãng mạn lại nở trắng trời, mang lại cảm giác nhớ nhung, nhẹ nhàng. Dưới đây là những hình ảnh hoa sưa tháng ba ở khu chuyên gia Liên Xô ( cũ), phường Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường Hòa Bình là lễ hội dân gian gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang dấu ấn văn minh của người Việt cổ. Xuống đồng đầu năm cầu cho mưa thuận, gió hòa mùa màng tốt tươi, vạn vật được sinh sôi nảy nở. Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường Hòa Bình năm 2023 được tổ chức tại xã Phong Phú (Tân Lạc) với quy mô cấp tỉnh. Sau khi thầy mo thay mặt dân Mường làm lễ khấn ca ngợi công lao của các vị thần hoàng, cầu một năm mới mùa màng tươi tốt, bội thu tại miếu thờ là phần rước kiệu Thánh từ đền thờ ra nơi tổ chức hội, sau đó rước Thánh qua khu vực đồng ruộng để "phát lệnh xuống đồng” cày cấy…