Tháng Ba âm lịch, khi lúa đã bén rễ xanh đồng, bà con người Mường Tló ở xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) lại tưng bừng bước vào Lễ hội đánh cá suối truyền thống – một nghi lễ văn hóa, tín ngưỡng độc đáo, gắn bó mật thiết với nền văn minh lúa nước từ ngàn xưa.
Lễ hội còn gọi là lễ "xuống đồng làm cỏ lúa”. Lễ hội là dịp kết nối con người với thiên nhiên, quá khứ với hiện tại, nuôi dưỡng lòng biết ơn và ý thức bảo vệ môi trường trong mỗi người dân vùng Mường nơi đây.
Thầy mo Bùi Văn Don cùng đoàn rước thực hiện nghi lễ khai hội.
Thực hiện nghi thức hạ bè xuống suối.
Đại diện lãnh đạo xã thực hiện quăng mẻ chài đầu tiên để mở màn cho đánh bắt cá suối tập thể.
Thành quả thu được.
Niềm vui mẻ chài được cá lớn.
Những con cá to trong mẻ chài đầu tiên được dâng lễ tạ ơn tại miếu thờ Thành Hoàng.
Sau các nghi lễ, những nam giới trong mường bắt đầu tổ chức đánh bắt cá tập thể.
Khoảnh khắc những người đàn ông Mường khoẻ mạnh quăng chài bắt cá.
Niềm vui bắt được cá to.
Cá được bắt lên phần lớn là để dâng lễ, phần còn lại được thả lại suối hoặc chia đều cho dân bản – thể hiện nét văn hóa "lộc nước – lộc người”, hài hòa với thiên nhiên, trân trọng những gì đất trời ban tặng.
Trong suốt lễ hội, người dân luôn ý thức giữ gìn nguồn lợi thủy sinh. Chỉ những khoang suối nhất định được chọn làm nơi đánh cá và không sử dụng bất kỳ hình thức đánh bắt hủy diệt nào.
Đông đảo người dân và du khách thích thú, hò reo trước những khoảnh khắc quăng chài đẹp mắt và thành quả thu được.
Hồng Duyên
Giữa vùng hồ sông Đà, chúng tôi bất ngờ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiếm có của Làng Hoa Gạo ở PriorBay Resort - Khu du lịch sinh thái Ngòi Hoa thuộc xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
Với đa số học sinh là người dân tộc Thái, Trường TH&THCS Pù Bin, xã Thành Sơn (Mai Châu) quan tâm đặc biệt đến công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của các em trong việc gìn giữ nét văn hóa truyền thống, nhất là về trang phục, dân ca, dân vũ và thể thao dân tộc. Thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, lồng ghép tiết học địa phương và hoạt động ngoại khóa đã góp phần khơi dậy niềm tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc Thái trong môi trường học đường.
Khéo léo, tỉ mỉ thực hiện hàng chục công đoạn thủ công để tạo nên những bộ váy áo, túi, khăn... với nét hoa văn và gam màu rực rỡ, những người phụ nữ Mông ở xã Pà Cò (Mai Châu) đang tiếp tục bảo tồn tinh hoa nghề dệt thổ cẩm truyền thống, biến những sản phẩm này trở thành sản phẩm du lịch, đồng thời góp phần phát huy vẻ đẹp văn hóa dân tộc Mông độc đáo.
Du Xuân vùng hồ Hòa Bình không chỉ là hành trình thưởng ngoạn cảnh đẹp, mà còn là dịp để tìm về những giá trị văn hóa, tâm linh, để lòng người lắng lại giữa thiên nhiên thơ mộng.
Trong những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, ở khắp các địa phương trong tỉnh ngập tràn không khí vui tươi, sôi nổi của các hoạt động giao lưu, thi đấu thể dục thể thao. Qua đó không chỉ tạo niềm hân hoan chào Xuân mới mà còn góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần, phấn khởi thi đua học tập, lao động, sản xuất, chung sức xây dựng quê hương giàu mạnh…
Hình ảnh các cầu thủ mang "quần đùi, áo số” đã quá quen thuộc tại các giải thi đấu bóng đá. Ở lễ hội Khai hạ xóm Khặng Vát, xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn, cổ động viên, du khách và nhân dân chứng kiến hình ảnh độc đáo khi Ban tổ chức giải đưa ra quy định: chị em tham gia thi đấu phải mặc trang phục váy Mường.