(HBĐT) - Xuôi theo quốc lộ 6 về phía hạ lưu sông Đà, đi hết địa phận thành phố Hoà Bình là huyện Kỳ Sơn, mảnh đất kiên cường trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Những ngày này, nhân dân các dân tộc trong toàn huyện sôi nổi hoà cùng không khí vui tươi, phấn khởi của nhân dân cả nước chào mừng kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Tinh thần, ý chí cách mạng sục sôi những ngày kháng chiến năm xưa tiếp tục truyền lửa cho thế hệ người Kỳ Sơn hôm nay trong công cuộc kiến tạo, đổi mới, xây dựng huyện phát triển, đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Nhân dân xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) trồng mía trên diện tích đất không trồng được lúa, tăng thêm nguồn thu nhập.
Nằm ở cửa ngõ thành phố Hoà Bình, huyện Kỳ Sơn được xác định là vùng động lực của tỉnh. Đây là lợi thế đồng thời cũng là nhiệm vụ lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện để phát triển huyện xứng tầm. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hưởng ứng, đồng lòng của nhân dân đã tạo sự đổi thay về KT-XH của huyện, mang lại diện mạo mới nơi vùng đất hạ lưu sông Đà.
Trong phát triển kinh tế, tận dụng lợi thế vùng động lực, huyện tập trung phát triển mạnh về CN-TTCN. Cùng với đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, huyện chú trọng phát triển các ngành, nghề truyền thống như sản xuất vật liệu xây dựng, làm chổi chít… Quan tâm tạo mặt bằng để thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh. Đến nay, trên địa bàn huyện đã hình thành 2 khu công nghiệp là Mông Hoá, Yên Quang, cụm công nghiệp Trung Mường và một số điểm công nghiệp tại các xã Dân Hoà, Hợp Thịnh. Toàn huyện hiện có 37 dự án đầu tư, trong đó có 18 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, 4 dự án du lịch, còn lại là các dự án về dịch vụ thương mại, nông nghiệp, khai thác, chế biến khoáng sản, hạ tầng đô thị, nhà ở… Các dự án triển khai, đi vào hoạt động đã góp phần tích cực giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách cho địa phương. Trong 7 tháng năm nay, giá trị sản xuất CN-TTCN của huyện đạt 257,8 tỷ đồng, đạt 54,27% kế hoạch năm, bằng 104,2% so với cùng kỳ. Giá trị dịch vụ, lưu chuyển hàng hóa ước đạt 300,5 tỷ đồng, đạt 57,3% kế hoạch năm. Tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 17,6 tỉ đồng, bằng 48,9% dự toán giao.
Song song với đó, huyện chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung canh tác, chăn nuôi các loại cây, con là thế mạnh của địa phương, khai thác có hiệu quả vùng đất được phù sa sông Đà bồi đắp. Dọc tuyến đường liên xã Hợp Thành, Hợp Thịnh, Phú Minh, 3 xã vùng hạ lưu sông Đà nối dài là những cánh đồng bốn mùa phủ màu xanh cây màu. Nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng KH-KT, đưa các loại cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, trong đó, nhiều mô hình như thanh long ruột đỏ, trồng bưởi, trồng hoa ly, cánh đồng lúa lớn… đã và đang khẳng định giá trị kinh tế từ sự năng động, nhạy bén của người nông dân.
Hôm nay, khắp xóm, làng từ vùng cao đến vùng thấp hay vùng sâu, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng được người dân hưởng ứng mạnh mẽ. Đó là xóm Nội, xã Mông Hoá cơ bản chuyển đổi từ trồng lúa thu nhập thấp sang trồng mía, ngô. Có hộ cho thu nhập từ 200-300 triệu đồng/năm. Đó là người dân xã vùng cao Độc Lập đầu tư trồng bí đỏ, mướp đắng lấy hạt... Từ thành công bước đầu của mô hình cánh đồng lớn, giảm chi phí đầu tư, tăng giá trị lợi nhuận trên cùng diện tích canh tác, huyện tiếp tục triển khai tại 3 xã Hợp Thành, Dân Hạ, Độc Lập, tạo nền tảng nhân rộng mô hình canh tác khoa học, hiện đại, bền vững, hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Đến nay, bình quân thu nhập đầu người trên địa bàn huyện đạt 35 triệu đồng/năm. Toàn huyện còn 7,34% hộ nghèo theo chuẩn đa chiều.
Định hướng phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, giải quyết việc làm, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tạo sự gắn kết giữa sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp, dịch vụ, huyện xác định các vùng trọng điểm gồm vùng Phú Cường tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao và vùng thị trấn Kỳ Sơn - Dân Hạ - Mông Hóa - Dân Hòa phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch, CN-TTCN. Cùng với đó là 5 khâu đột phá phát triển đồng bộ hạ tầng KT-XH, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ du lịch chất lượng cao, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập kinh tế. Trên con đường phát triển, huyện Kỳ Sơn đã, đang tạo nên bức tranh sống động, đổi mới nơi vùng đất hạ lưu sông Đà.
Hà Thu
(HBĐT) - Từ ngày 27 - 30/8, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức chương trình truyền thông phòng chống bạo lực gia đình tại 6 huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Đà Bắc, Cao Phong, Lạc Thủy và Yên Thủy.
(HBĐT) - Ngày 31/8, tại huyện Kim Bôi, Sở LĐ-TB&XH tổ chức Hội thi “Tìm hiểu pháp luật, chính sách về Người có công và xã hội” cụm thi số 3 gồm các huyện Cao Phong, Kim Bôi và Lạc Thủy. Tham dự Hội thi là cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện và công chức LĐ-TB&XH cấp xã đang công tác, làm việc tại các UBND xã, thị trấn trên địa bàn các huyện.
(HBĐT) - Ngày 31/8, tại trường THCS thị trấn Chi Nê (Lạc Thuỷ), LLVT huyện, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện, Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Lạc Thuỷ và các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn huyện đã phối hợp với Phòng GD&ĐT huyện tổ chức trao tặng xe đạp cho các em học sinh nghèo vượt khó.
(HBĐT) - Bạn Nguyễn Văn Lâm (TP Hòa Bình) hỏi: Đề nghị cho biết, người sử dụng lao động có được phép chuyển người lao động làm công việc khác không đúng với công việc đã giao kết trong hợp đồng không?
(HBĐT) - Sở LĐ-TB&XH đã tiến hành điều tra lương bình quân đối với 100 doanh nghiệp (70% doanh nghiệp đã điều tra năm 2015 và 30% doanh nghiệp điều tra mới), trong đó có 6 doanh nghiệp Nhà nước; 15 doanh nghiệp FDI; 79 doanh nghiệp dân doanh.
(HBĐT) - Chị Nguyễn Thị Diệu, chi hội trưởng chi hội phụ nữ xóm Đồng Bài, xã Phú Minh (Kỳ Sơn) cho biết: Vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan là mục tiêu mà hội viên, phụ nữ trong chi hội đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, sau khi được Hội LHPN xã Phú Minh (Kỳ Sơn) hướng dẫn thực hiện các hoạt động của chương trình, chi hội phụ nữ xóm Đồng Bài đã báo cáo chi uỷ chi bộ xin ý kiến tổ chức các hoạt động. Từ đó, BCH chi hội lựa chọn chủ đề và xây dựng nội dung sinh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của chi hội, lấy các tiêu chí của CVĐ “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt” là cẩm nang để tổ chức các hoạt động.