(HBĐT) - Sau 5 năm trở lại bản Cang, xã Pà Cò (Mai Châu) tôi thật sự ngỡ ngàng trước sự đổi thay ở đây. Từ một xóm tạm chủ yếu là những người ở Pà Cò đến làm kinh tế. Họ dựng nhà trông coi ngô theo mùa vụ, khi hết vụ ngô họ không ở nữa. Thấy điều kiện thuận tiện, một vài hộ mới lập gia đình về đây làm nhà ở hẳn để làm ăn kinh tế.

 

Năm 2009, được sự đồng ý của UBND tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh quyết định thành lập xóm di dân định canh, định cư và dãn dân ở đây. Những hộ này hầu hết đều gặp khó khăn như: nhà ở không ổn định, xa KDC, không có đường đi lại, không có đất sản xuất… Đến nay, bản Cang có điều kiện sống, sinh hoạt tốt hơn nhiều so với các bản khác. Điện, đường giao thông, nước sinh hoạt đến từng nhà. Ngoài ra, xóm đã có trường mẫu giáo, nhà văn hóa…

 

 

                                Một góc bản Cang, xã Pà Cò (Mai Châu).

 

Anh Sùng A Sa kể: Nhà tôi có 5 người, thu nhập chủ yếu từ làm nương trồng ngô. Mỗi vụ, gia đình trồng từ 6-7 kg ngô giống, thu được khoảng 2 tấn ngô. Với nguồn thu đó, cả nhà không đủ mua gạo cho cả năm nên bữa đói, bữa no. Bao nhiêu năm nay, gia đình sống ở bản Trà Đáy trong cảnh không có điện, xa người trong bản nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Sau mỗi trận mưa, đường sá lầy lội, chòm xóm tách biệt hẳn với bên ngoài. Hai đứa con đi học xa, hôm nào cũng phải đưa đi, đón về. Về đây, mình sướng hơn nhiều, có nhà ở, được Nhà nước hỗ trợ gia đình mua thêm đất trồng ngô, con cái đi học gần nhà lại được gần hàng xóm nên ai cũng vui.

 

Anh Phàng A Thông là một trong những nhà đầu tiên chuyển về đây theo dự án định canh, định cư. Trước nhà anh ở xóm Pà Cò, không có điện, không có đường đi. Nhà nào có điều kiện mua xe máy cũng không đi được vì toàn đường mòn. Được Nhà nước hỗ trợ, anh vay mượn thêm làm được căn nhà gần 20 triệu đồng. Làm nhà xong, Nhà nước hỗ trợ anh một bình đựng nước sạch và 20 triệu đồng mua đất. Từ ngày về bản mới, nguồn thu nhập ổn định, cuộc sống đỡ vất vả. Ngoài diện tích của gia đình mua được, anh còn thuê đất  xã bên cạnh trồng ngô. Mỗi vụ thu từ 4-5 tấn ngô.

 

ông Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Trung tâm dịch vụ hỗ trợ vùng 135, Ban Dân tộc cho biết: Thực hiện Quyết định số 33 của Thủ tướng Chính phủ về  hỗ trợ các hộ dân vùng khó khăn đến nơi ở thuận tiện. Ban Dân tộc đã hỗ trợ 24 hộ di dân. Ngoài ra còn hỗ trợ các hộ sắp xếp chỗ ở, đất canh tác tại chỗ. Đây là điểm di dân thành công và sáng tạo nhất của cả tỉnh. Bởi ngoài hỗ trợ đất làm nhà còn giúp các hộ có đất sản xuất mà Nhà nước ít tốn kém ngân sách nhất. Các hộ trong bản tự sắp xếp mua, chuyển nhượng đất sinh hoạt cho nhau. Nhà nước chỉ hỗ trợ kinh phí. Như vậy giảm được nhiều thủ tục hành chính và ngân sách. Hiện nay, bản Cang có khoảng 40 hộ sinh sống. Cuộc sống của bà con ngày càng có điều kiện hơn và chẳng hộ nào muốn về nơi ở cũ.

 

Trao đổi với chúng tôi, ông Hà Công Hợi, Trưởng phòng Dân tộc huyện Mai Châu cho biết: Không chỉ có bản Cang, trong những năm qua, đồng bào dân tộc Mông ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư đường giao thông, điện lưới, nước sinh hoạt, trường học. Ngoài ra, từ nguồn vốn của các tổ chức đã hỗ trợ cây giống, vật nuôi, tạo điều kiện cho vay vốn ngân hàng phát triển sản xuất, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đến nay, đồng bào Mông hai xã cơ bản xóa bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, đưa cây ngô giống mới, chè, mận hậu vào canh tác cho thu nhập cao. Riêng xã Pà Cò đến nay tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 19%. Đường giao thông đến trung tâm xã và các xóm đã được trải nhựa hoặc bê tông. Tình hình chính trị ổn định, đời sống của bà con ngày càng no ấm.

 

 

                                                                            Việt Lâm

 

 

Các tin khác


Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ tiếp tục mưa rào và dông, Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to đến rất to. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá cấp 1. Khu vực Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại.

Tọa đàm “Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiều 6/5, tại Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh, Tỉnh Đoàn - Hội đồng Đội tỉnh tổ chức tọa đàm "Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục