Nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em diễn ra gần đây đòi hỏi các trường học, giáo viên phải đề cao việc dạy kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh.

“Có bao nhiêu trường học trước khi các em vào trường được dạy bơi, dạy võ tự vệ, dạy kỹ năng chống xâm hại? Nếu không được trang bị những kỹ năng trên, liệu các em có sống tốt và an toàn để học giỏi không?” - một chuyên gia giáo dục bày tỏ bức xúc trước việc hiện nay ở trường học thay vì trẻ em được dạy những kỹ năng để sinh tồn trước thì lại được dạy để trở thành những học sinh giỏi.

Giáo dục giới tính qua loa

Vị chuyên gia này cho rằng nhiều trường học trên thế giới không ngần ngại đưa giáo dục giới tính, nhận biết cảm xúc vào môn học bắt buộc trong trường học. Còn hầu hết trường học hiện nay ở Việt Nam xem giáo dục giới tính như là một việc nếu bắt buộc thì phải làm. Vì tâm thế bắt buộc nên làm hời hợt, thiếu nghiêm túc.

Thừa nhận việc giáo dục giới tính, kỹ năng chống xâm hại tình dục là vô cùng quan trọng nhưng hiệu trưởng nhiều trường phổ thông cho rằng giáo viên không ai bỗng dưng nói những chuyện này với học sinh, trừ những môn học có chút liên quan như sinh học hoặc giáo dục công dân. Trong khi đó, để tổ chức một chuyên đề với nội dung trên trong nhà trường vô cùng khó. Ngoài chuyện kinh phí, sắp xếp thời gian, chuyện thuyết phục phụ huynh cũng gay go. Hiệu trưởng một trường tiểu học kể lại không phải phụ huynh nào cũng đồng lòng với các chủ trương của nhà trường. Có lần, trường mời chuyên gia tâm lý về hướng dẫn cho học sinh chuyên đề về giới tính, có phụ huynh nói thẳng: “Gia đình đang ra sức cấm, sao các cô còn vẽ đường cho hươu chạy”?.

 

Mọi học sinh cần được bảo đảm an toàn trong trường học Ảnh: TẤN THẠNH

Bà Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4, TP HCM), cho biết hằng năm, nhà trường đều tổ chức chuyên đề, mời chuyên gia tâm lý, giáo dục về trường hướng dẫn học sinh các kỹ năng tự bảo vệ mình, chống xâm hại tình dục. Riêng khối lớp 5, do có phụ huynh là bác sĩ làm ở bệnh viện nên nhà trường mời luôn về để giảng thêm trong các tiết học về giáo dục giới tính.

Bảo vệ an toàn cho trẻ từ bậc mầm non

Theo cô Hà, học sinh hiện nay phát triển rất sớm, có em mới lớp 3 đã đến tuổi dậy thì. Rồi cộng thêm những ảnh hưởng từ phim ảnh, sách báo… nên việc tổ chức giáo dục giới tính, giáo dục các kỹ năng tự vệ, bảo vệ bản thân vô cùng quan trọng.

Cô Nguyễn Đặng Thị Phương Hoa, Hiệu trưởng Trường Mầm non Nam Sài Gòn, cho biết từ những năm còn là giáo viên cho đến khi lên làm quản lý, cô luôn căn dặn kỹ càng tất cả học sinh, kể cả các bé nam về những kỹ năng tự bảo vệ mình, chống xâm hại tình dục. Điều đơn giản nhất chúng ta đều có thể nhắc các em là, ngoại trừ bố mẹ, không cho phép ai được đụng đến các vùng nhạy cảm trên cơ thể. Cô Hoa kể cô sẵn sàng nói trước phụ huynh để nhắc nhở phụ huynh. “Khi chia tay các em lớp lá, tôi luôn căn dặn ở môi trường tiểu học, sẽ đông người và phức tạp hơn nhiều nên các em cần phải chú ý những gì, phòng vệ ra sao” - cô Hoa chia sẻ.

 

                                                      TheoNLĐ

Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục