(HBĐT) - Trong những ngày thuỷ điện Hoà Bình xả lũ, làng chài dưới chân cầu Hòa Bình - nơi cư ngụ của gần 70 hộ sinh sống từ nhiều năm trở lại đây lao đao với sóng nước.


Mùa lũ năm nay, nước sông Đà bất ngờ chảy siết, đã gần 5 năm nhà máy thuỷ điện Hoà Bình mới xả lũ. Không những thế, nước lũ sông Đà qua khu vực thành phố Hoà Bình còn liên tục thay đổi, lúc hiền hoà, lúc dữ dội do phụ thuộc vào việc vận hành các cửa xả lũ của thuỷ điện Hoà Bình.

Dân làng chài cuộc sống bị đảo lộn theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Từ năm ngoái trở về trước khoảng 4 năm, mùa lũ nhưng mức nước vẫn xanh trong, hiền hoà, việc làm ăn dễ dàng hơn. Thu nhập mùa lũ cũng như ngày thường đối với người làm nghề chài lưới vào khoảng 300.000 đồng/ người/ngày. Mùa lũ năm nay, nước cuồn cuộn chảy khiến thu nhập từ nghề cá của bà con khá khó khăn. Theo người dân nơi đây, với đà xả lũ như hiện nay, mỗi ngày, người dân thu nhập từ đánh bắt cá cũng chỉ đủ ăn, không có tích luỹ.

Rạng sáng, trong sóng nước đục ngầu của dòng Đà Giang cuồn cuộn chảy, anh Nông Đức Sinh, một ngư dân tại làng chài ngán ngẩm cho biết: "Thuỷ điện Hoà Bình giờ đang xả lũ, thành thử nghề của chúng em mùa hè năm nay thất thu nặng”. Theo anh Sinh, nước lũ năm nay chảy siết, có những thời điểm nhiều gia đình phải đưa nhà nổi vào trong ngòi phía bờ trái, gần cầu Hoà Bình hoặc đưa về phía hạ lưu thuỷ điện Hoà Bình chừng vài km cho an toàn.



Một góc làng chài dưới chân cầu Hòa Bình (TP Hòa Bình).

Chia tay anh Sinh, tìm mãi mới đến nhà trưởng xóm chài, ông Ngô Văn Thông, sinh năm 1953, sinh sống tại đây hàng chục năm cho biết: Cả xóm chài hiện có gần 70 gia đình, trong đó có 13 hộ trong diện tạm trú. Toàn xóm hiện có 247 nhân khẩu, hầu hết người dân trong xóm theo đạo Công giáo. Nhìn chung, đời sống khá khó khăn do làm nghề sông nước nên thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/người/tháng.

Cũng theo ông Thông, mặc dù vậy, trong những năm qua, chính quyền thành phố Hòa Bình đặc biệt quan tâm. Do đó, việc học hành, đến trường của các cháu rất thuận lợi. Đối với tín ngưỡng, chính quyền thành phố luôn tạo điều kiện cho người dân. Bên cạnh đó, an ninh trật tự đảm bảo nên người dân có điều kiện phát triển kinh tế...

Tuy vậy, mới đây, UBND thành phố Hoà Bình đã chỉ đạo toàn bộ xóm chài di dời về phía hạ lưu, cách khu vực cũ vài km đảm bảo cảnh quan cho khu vực 2 bờ sông Đà cũng như đảm bảo an toàn cho ngươì dân mùa mưa lũ. Thời điểm UBND thành phố đưa ra đối với người dân xóm chài này là đến tháng 12/2017 phải di dời cả xóm. Về vấn đề này, theo ông Ngô Văn Thông, cơ bản người dân xóm chài luôn chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Tuy nhiên, đối với việc di dời các hộ dân về nơi bến mới, thành phố cũng nên quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của người dân.

Cụ thể, theo ông Ngô Văn Thông, hiện dọc tuyến sông Đà đã có nhiều điểm người dân tập trung đánh bắt cá như khu vực xã Trung Minh, phường Tân Hoà, bến phà Quả lắc... Chính vì vậy, việc khai thác, đánh bắt thuỷ sản trên khu vực sông Đà nếu không khảo sát kỹ sẽ dẫn đến tranh chấp giữa người dân làm nghề với nhau, gọi là "xâm phạm” ngư trường truyền thống.

Thêm nữa, theo ông Thông, việc di dời hàng chục hộ dân xóm chài cùng lúc cũng cần có sự quan tâm, tìm hiểu nguyện vọng từ phía chính quyền với người dân. Qua đó giúp giải quyết những vấn đề có thể gây bức xúc, tránh xáo trộn đời sống nhân dân, đồng thời, tạo điều kiện ổn định tinh thần, giúp nhân dân chấp hành tốt nhất những chủ trương, chính sách của thành phố.

 

                  H.T

Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục