Nằm trong dự án xây dựng 186 cầu treo dân sinh ở miền núi phía bắc, miền trung và Tây Nguyên, cầu treo Bản Phướng, ở xã Cao Thượng, huyện Ba Bể (Bắc Cạn) được xây dựng từ năm 2015 nhưng đến nay vẫn dở dang, nhà thầu nợ nần khiến chính quyền địa phương và người dân bức xúc.


Đường dẫn hai đầu cầu Bản Phướng vẫn chưa được hoàn thiện.

Cầu xây dang dở

Theo thiết kế, cầu treo Bản Phướng bắc qua suối, dài hơn 60m, rộng 2m, cấu trúc cầu treo dây võng, trụ và mố cầu hai bên bằng bê-tông cốt thép, mặt cầu bằng rầm thép, cáp treo chịu lực, đường dẫn hai bên đổ bê-tông, chiều dài mỗi bên khoảng 10m. Cầu được khởi công xây dựng tháng 5-2015, với tổng mức đầu tư hơn ba tỷ đồng, Ban Quản lý dự án 3 (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) làm chủ đầu tư, dự kiến sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng cuối năm 2015.

Tuy nhiên, đến nay đơn vị thi công mới chỉ hoàn thành việc xây dựng cầu, đường dẫn hai bên mới được đắp nền đất, chưa đổ bê-tông. Thế nhưng, từ cuối năm 2015 đến nay, không hiểu vì sao đơn vị thi công đã bỏ công trường, rút hết nhân lực về, không thi công nữa, để lại công trường ngổn ngang, lòng suối dưới cầu bị đất đá đổ kín, hệ thống kênh mương thủy lợi bên cạnh cũng bị vùi lấp... làm chính quyền địa phương và người dân bức xúc.

Chủ tịch UBND xã Cao Thượng, Vy Triệu Doãn cho biết: "Cầu treo Bản Phướng được đầu tư xây dựng, chính quyền địa phương và nhân dân trong xã đều vui mừng, nhất là hơn 80 hộ dân ở các thôn Bản Phướng, Cốc Kè, Phia Kính được hưởng lợi trực tiếp. Người dân đồng thuận và hiến đất, cho mượn đất đang canh tác làm đường công vụ, xã cũng tạo điều kiện chặn kênh mương thủy lợi để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thi công”.

"Nhưng không hiểu vì sao đến cuối năm 2015 đơn vị thi công tự ý bỏ đi mặc dù công trình chưa hoàn thành, đường dẫn hai đầu cầu chưa được xây dựng. UBND xã nhiều lần báo cáo, kiến nghị với cấp trên và cơ quan chức năng, cử tri cũng bức xúc phản ánh với đại biểu dân cử trong gần hai năm qua, nhưng đến nay cây cầu này vẫn chưa được thi công xong”- ông Doãn cho biết thêm.

Đơn vị thi công nợ tiền dân

Bên cạnh cây cầu "treo” suốt gần ba năm qua, nhiều hộ dân còn bức xúc trước tình trạng đơn vị thi công thuê mướn nhân công địa phương làm cầu, thỏa thuận mượn đất của dân nhưng đến nay chưa thanh toán mà tự ý bỏ đi, không cam kết khi nào mới thanh toán nợ nần.

Bà Hoàng Thị Tịch ở thôn Bản Phướng chia sẻ: "Gia đình tôi có hơn một "bung" ruộng (hơn 1.000m2) canh tác tại khu vực đang thi công cầu Bản Phướng. Khi mượn đất, đơn vị thi công hứa, sau khi thi công xong cầu sẽ hoàn trả lại mặt bằng ruộng của gia đình như ban đầu. Vậy mà gần ba năm qua không san lại ruộng khiến gia đình tôi không có đất canh tác, đất đá đắp làm đường còn ngổn ngang trên mặt ruộng… Phần diện tích đất còn lại thì quá ít ỏi, gieo cấy không được bao nhiêu, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của gia đình trong một thời gian dài”.

Anh Vương Văn Vạn hiến hơn 40m2 đất làm đường dẫn, đồng thời cho mượn thêm một phần đất ruộng để làm đường công vụ thi công cầu Bản Phướng, bức xúc: "Trong thời gian cho mượn đất, gần một "bung" ruộng vuông vắn của gia đình không sản xuất trồng cấy gì được, vì bị san làm đường cho xe chở vật liệu xây cầu. Ban đầu, đơn vị thi công hứa sẽ hỗ trợ mỗi vụ sản xuất là hai triệu đồng, nhưng đến bây giờ vẫn chưa nhận được số tiền này. Thậm chí, đơn vị thi công còn "quỵt” gần 40 triệu đồng tiền công mà tôi và một số anh em trong thôn làm thuê cho họ trong suốt thời gian xây dựng cầu, đến giờ không thể nào liên lạc được để đòi".

Theo phản ánh của các hộ dân, khi bắt đầu triển khai xây dựng cầu Bản Phướng, đơn vị thi công đã mượn đất ruộng của một số gia đình để làm đường công vụ cho máy móc, xe ô- tô chở đất đá, nguyên vật liệu thi công công trình. Thỏa thuận với các hộ dân, đại diện đơn vị thi công cam kết xây dựng xong cầu Bản Phướng sẽ hoàn trả lại mặt bằng ruộng cho các hộ dân và hỗ trợ tiền canh tác trong thời gian mượn đất.

Nhưng gần ba năm qua, cầu Bản Phướng vẫn đang dang dở, đơn vị thi công bỏ đi, địa phương không thể liên lạc được, đất ruộng của các hộ dân không thể gieo cấy vì chưa được trả lại mặt bằng gây khó khăn cho các hộ dân khôi phục sản xuất, đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập, đời sống người dân.

Giám đốc Sở Giao thông vận tải Bắc Cạn Ma Trương Thiêm cho biết: "Từ cuối năm 2015, qua kiểm tra thấy đơn vị thi công tự rút khỏi công trường, từ đó đến nay chúng tôi đã nhiều lần báo cáo hiện trạng, gửi văn bản đến chủ đầu tư và nhà thầu đề nghị tiếp tục thi công hoàn thiện công trình và hoàn trả phần mặt bằng để người dân canh tác. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn không hề nhận được phản hồi nào từ phía chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án 3 và nhà thầu thi công. Tới đây, chúng tôi tiếp tục báo cáo cấp có thẩm quyền để có biện pháp chỉ đạo thi công dứt điểm cây cầu và giải quyết các tồn tại liên quan”

 

                     TheoNhandan

Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục