(HBĐT) - Mỗi khi Tết đến, xuân về, trên khắp các bản, làng trong tỉnh tổ chức nhiều trò chơi dân gian và các hoạt động văn nghệ, thể thao thu hút đông đảo người dân tham gia. Trong đó, tung còn là một trong những hoạt động vui nhất, thu hút nhiều thanh niên nam, nữ tham gia.


 

Ném còn là trò chơi dân gian hấp dẫn người dân chơi vào các dịp lễ hội và đầu năm mới.

Trò chơi tung còn hiện nay vẫn được nhiều dân tộc như Thái, Mường, Tày thường xuyên tổ chức trong các dịp lễ, tết và có luật ném còn giống nhau. Với người Thái, trò chơi tung còn đưa tới thông điệp mong muốn âm - dương hòa hợp, cầu mong con cái trong nhà đông đúc. Những người Thái hiếm muộn rất hào hứng thi ném còn để cầu tự. Họ hướng quả còn ném thường về đầu nguồn sông hay suối, chính là hướng về các bản làng người Thái.

Với người Tày, trò chơi ném còn mang ý nghĩa cầu mùa. Trước khi khép hội, thầy mo sẽ rạch quả còn thiêng (đã được ban phép) lấy hạt bên trong, tung lên để mọi người cùng hứng lấy vận may. Người Tày quan niệm hạt giống này sẽ mang lại mùa màng bội thu và may mắn, vì nó đã được truyền hơi ấm của những bàn tay nam, nữ.

Còn đối với người Mường, hội ném còn là dịp để nam thanh, nữ tú gặp nhau, tìm hiểu, là "bà mối” se duyên. Bên nào thua sẽ phải để lại một vật làm tin, thường người thua sẽ là các chàng trai. Sau lễ hội, chàng trai quay lại nhà cô gái để xin lại vật đã gửi làm tin, là cái cớ để hai người gặp gỡ, tìm hiểu.

Cho chúng tôi xem quả còn mới được làm xong, chị Bùi Thị Mận, xã Phong Phú (Tân Lạc) hồ hởi cho biết: Trò chơi tung còn có từ xa xưa, đây là một trong những trò chơi dân gian thường được tổ chức vào ngày lễ, Tết thu hút đông đảo người dân ở mọi lứa tuổi tham gia. Để chuẩn bị cho lễ hội tung còn, các cô gái khéo tay đã chuẩn bị những quả còn với nhiều múi vải màu xanh đỏ sặc sỡ được ghép nối với nhau. Bên trong quả còn, họ nhồi thóc, hạt vừng, hạt cải, hạt bông. Những loại hạt này thể hiện khát vọng sinh sôi, nảy nở, thóc nuôi sống con người, còn bông cho sợi vải. Dây còn cũng được khâu bằng vải, một đầu đính vào điểm tâm giao của hình vuông quả, bốn góc còn được đính thêm các tua vải nhiều màu trông đẹp mắt và cũng giúp quả còn định hướng khi được tung lên. Ai cũng muốn có quả còn đẹp nhất để đi tung trong ngày hội. Ngày hội tung còn diễn ra trong không khí tưng bừng, náo nhiệt từ sáng mồng một Tết. Con trai, con gái từng đoàn trong những bộ quần áo sặc sỡ như rừng xuân đơm hoa khoe lá. Họ kéo đến bãi tung còn, nơi hàng năm thường được tổ chức.

Giữa bãi đất rộng bằng phẳng, người dân dựng những cây còn thật cao, thật đẹp. Cây còn được chọn là những cây tre già, thẳng, dóng dài, cao khoảng 20 m. Phần ngọn được gắn một vòng tròn có đường kính khoảng 60 cm. Tâm vòng tròn được dán giấy và tô màu, bên ngoài trang trí bằng giấy nhiều màu sắc. Thường thì bao giờ cũng là những cặp nam thanh, nữ tú tung còn cùng nhau mở đầu cho cuộc chơi. Các chàng trai tung trước, khi quả còn được chàng trai bên này tung lên, chui qua vòng tròn trên đầu cây tre, người con gái đứng bên kia bắt được rồi ném trở lại vòng tròn cho người con trai bên này bắt. Cứ thế, cuộc chơi kéo dài đến hết buổi mà vẫn không phân được thắng thua bởi những chàng trai, cô gái tài tình, khéo léo hiểu ý nhau. Điều ấn tượng và thú vị nhất của ném còn là trước đó, mỗi chàng trai đều "ngầm” chọn cho mình cô gái để tung còn. Sau hội tung còn, chàng trai quay lại tìm nhà cô gái (người thắng cuộc) để xin lại vật làm tin trong cuộc thua. Nhưng thực ra, đó chỉ là cái cớ để các chàng trai tìm đến nhà cô gái mà họ thầm yêu, trộm nhớ. Chỉ mong đợi mùa xuân mau về để được vào hội tung còn để được "thua” cô gái, gửi vật làm tin cho nhau.

Ngày nay, tung còn vẫn được duy trì ở nhiều bản, làng vào dịp Tết Nguyên đán với ý nghĩa là trò chơi giải trí, giao duyên. Mọi người xếp thành hai hàng hai bên, nhiều khi không có cây tre ở giữa với vòng tròn trên đầu mà đơn giản chỉ tung ở phía bên này qua bên kia. Ngày Tết, họ chơi bắt còn để rồi kết đôi thành vợ, thành chồng để cùng nhau đoàn kết, xây dựng bản làng no ấm. Trò chơi tung còn vừa có tính văn hóa vừa có tính thể thao, rèn luyện sự tinh tế, khéo léo cho người chơi.

Hồng Ngọc

 

 



Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục