(HBĐT) - Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và hoàn lưu bão số 3 gây ra từ ngày 16 - 23/7, trên địa bàn huyện Tân Lạc đã có mưa to kéo dài, có nơi mưa rất to gây lũ và ngập úng diện rộng, ảnh hưởng xấu đến sản xuất, giao thông và đời sống của nhân dân. Sau những ngày gồng mình chống chọi với thiên tai, đến nay, huyện Tân Lạc vẫn dồn lực cho công tác khắc phục hậu quả, khối lượng công việc còn khá nặng nề để có thể xóa mờ vết tích của những trận mưa lũ vừa qua.


Các thành viên Ban chỉ huy phòng - chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Tân Lạc kiểm tra công trình hồ Kem, xã Địch Giáo nhằm nắm bắt hiện trạng, đảm bảo tiêu thoát nước khi có mưa to.

Chỉ sau mấy ngày mưa to dồn dập, tuyến đường từ trung tâm xã Ngọc Mỹ đi lên xóm Cóc đã bị sạt lở taluy dương, khối lượng đất, đá sạt trượt xuống lòng đường ước trên 5.000 m3, vùi lấp đường giao thông từ xóm Quạng 1 đi xóm Lảng, xóm Cóc 1, xóm Cóc 2 với chiều dài bị tắc khoảng 40 m. Đường lên xóm Cóc bị gián đoạn, cùng với đó, ngầm suối đai thuộc địa bàn xóm cũng bị cuốn trôi. Mặc dù đã huy động tối đa máy móc và nhân công cấp bách khôi phục giao thông trên tuyến đường này nhưng do địa hình phức tạp, khối lượng đất, đá lớn nên tiến độ khắc phục chậm. Cùng với tuyến đường này, trong các ngày từ 18-23/7, trên địa bàn huyện Tân Lạc có nhiều tuyến đường bị sạt lở khá nghiêm trọng, nhất là các tuyến đi vùng cao, tuyến đi qua các xã: Ngòi Hoa, Phong Phú, Đông Lai, Mỹ Hòa, Do Nhân… Về thủy lợi, thiệt hại nặng nề nhất chủ yếu do sạt lở làm hư hỏng các phần thuộc công trình hồ chứa, kênh, mương, bai, đường công vụ…

Theo đánh giá của UBND huyện Tân Lạc, thiệt hại do áp thấp nhiệt đới và hoàn lưu bão số 3 gây ra trên địa bàn huyện rất nặng nề. Mặc dù đã chủ động phòng và triển khai các biện pháp ứng phó nhưng do lượng mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn nên đã làm hư hỏng nhiều công trình, đặc biệt là 277 ha lúa và 265 ha hoa màu bị hỏng, phần lớn phải gieo trồng lại. Toàn huyện có 44 nhà bị sạt lở, 28 hộ bị ngập nhà ở, 33 hộ có nguy cơ cao bị sạt lở. Qua thống kê sơ bộ, ước tính tổng thiệt hại do mưa lũ đợt này gây ra khoảng 38 tỷ đồng, rất may không có thiệt hại về người.

Được biết, để chủ động ứng phó với thiên tai, UBND huyện Tân Lạc đã bám sát diễn biến của mưa lũ, ban hành 5 công điện chỉ đạo các biện pháp phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), đồng thời phân công thành viên UBND huyện, thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện trực tiếp xuống cơ sở kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống mưa lũ. Đồng chí Vũ Quang Hùng, Trưởng phòng NN&PTNT, Phó trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện cho biết: Ngay sau khi đợt mưa lũ kết thúc, UBND huyện đã chỉ đạo cơ sở dồn sức cho công tác khắc phục hậu quả, trong đó ưu tiên hàng đầu là vận động người dân nhanh chóng khôi phục sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ các hộ bị thiệt hại sớm ổn định cuộc sống. Trước mắt, để kịp thời hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất sau mưa lũ, UBND huyện đã thống kê thiệt hại, báo cáo đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ giống lúa, giống ngô, phân bón để bà con tái sản xuất, kịp thời vụ sản xuất vụ mùa, hè thu. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí xây dựng hệ thống hạ tầng bị hư hỏng nặng cần cấp bách khắc phục. Trước đó, huyện đã chủ động huy động kinh phí và nguồn lực để thực hiện các công việc cấp bách như di chuyển khối đất, đá sạt lở, thông các tuyến giao thông bị ách tắc, đôn đốc ngành chức năng tăng cường công tác khử trùng tiêu độc, tiêm vắc xin cho đàn vật nuôi, xử lý môi trường tại các khu dân cư bị ngập úng… Đây là những biện pháp tích cực cho thấy huyện Tân Lạc đã và đang nỗ lực thực hiện công tác khắc phục hậu quả mưa lũ theo phương châm "phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả khẩn trương và hiệu quả”.

 

                                                                      Thu Trang



Các tin khác


Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các Tổ liên gia an toàn PCCC huyện Cao Phong

Huyện Cao Phong vừa tổ chức Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) trên địa bàn.

Khánh thành bể bơi phòng tránh đuối nước Trường TH&THCS xã Chiềng Châu

Sáng 22/4, tại Trường TH&THCS xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu đã diễn ra lễ khánh thành bể bơi phòng tránh đuối nước trường TH&THCS xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu. Tới dự và cắt băng khánh thành có các đồng chí: Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch danh dự Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai; Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện Quỹ Thiện tâm; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh và huyện Mai Châu.

Agribank Chi nhánh huyện Kim Bôi trao tặng xã Vĩnh Đồng 50 thùng đựng rác 

Hưởng ứng các hoạt động "Vì tương lai xanh năm 2024”, Agribank Chi nhánh huyện Kim Bôi vừa phối hợp UBND xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) tổ chức trao tặng công trình bảo vệ môi trường xây dựng nông thôn mới năm 2024 tại xã.

Ban Tiếp công dân tỉnh: Tiếp nhận 76 đơn thư các loại

Từ ngày 14/3 - 12/4, Ban Tiếp công dân tỉnh đã tiếp nhận, phân loại, xử lý 76 đơn thư (trong đó: khiếu nại 11 đơn; tố cáo 8 đơn; kiến nghị, phản ánh 57 đơn); nội dung đơn liên quan đến lĩnh vực đất đai 58 đơn, lĩnh vực khác 18 đơn. Các đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân được xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

Quy định mới về Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều về quản lý hoạt động đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

Họp Ban Chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển tỉnh năm 2024

Ngày 17/4, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) công tác dân số và phát triển tỉnh đã chủ trì cuộc họp của BCĐ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục