(HBĐT) - Sau hơn 4 năm với không ít khó khăn chủ yếu về vốn, hôm nay (10.10) tuyến BOT Hoà Lạc - Hoà Bình đã chính thức thông xe. Tuy nhiên, người dân Hòa Bình cũng chớ vội mừng, bởi nhiều khả năng, trong hàng chục năm tới đây, tỉnh Hòa Bình rất khó có thể có đường một con đường "cao tốc” theo đúng nghĩa.


Niềm vui nhất thời?

Dự án BOT đường nối Hòa Lạc (Hà Nội) - Hòa Bình là một hợp phần cùng với dự án nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai (Hà Nội) - Hoà Bình, do Công ty BOT quốc lộ 6 - Hòa Lạc - Hòa Bình làm chủ đầu tư (liên doanh Tổng Công ty 36 - Hanco - Trường Lộc) triển khai từ năm 2014 vừa được thông xe trước sự phấn khởi của đông đảo người dân tỉnh Hòa Bình.

Đáng nói trong quá trình xây dựng con đường này có khá nhiều khó khăn, chủ yếu do chủ đầu tư thiếu vốn. Nhiều người đã ví việc xây dựng này như một "trận chiến”, mà đến giờ đã được thở vào nhẹ nhõm.

Tuyến đường Hòa Lạc – Hòa Bình có chiều dài 25,6km, theo tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng, với tổng mức đầu tư hơn 2.723 tỷ đồng. Nhà đầu tư thu hồi vốn bằng việc thu phí qua trạm đặt tại địa phận Hòa Bình, với thời gian thu phí là hơn 27,6 năm.Tuyến đường mới được nhận định sẽ giúp hành trình từ Hà Nội tới Hòa Bình rút ngắn khoảng 20km so với tuyến Quốc lộ 6 hiện nay.

Dự án có thời gian thu phí hơn 27 năm, mức phí dự kiến dao động từ 35.000 đồng/lượt đến 180.000 đồng/lượt tuỳ theo nhóm phương tiện và có phương án cắt giảm cho người dân thường trú quanh trạm. Dự kiến, dự án có thể bắt đầu thu phí từ ngày 1/11/2018.


Quy mô cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình dự kiến đầu tư xây dựng từ năm 2010.

Theo đánh giá của chủ đầu tư, dự án đường Hòa Lạc-Hòa Bình và cải tạo nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang đường bộ nối Tây Bắc-Hà Nội phục vụ phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh Tây Bắc theo quy hoạch nhằm nâng cao mức độ phục vụ của Quốc lộ 6, giảm khoảng cách và thời gian đi lại từ Hà Nội đến Hòa Bình và ngược lại.

Còn đó những nỗi lo về tương lai

Đầu tháng 10/2010, nhà đầu tư ban đầu là công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco) đã triển khai khởi công đầu tư xây dựng mới cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình với quy mô 6 làn xe nhưng không hiểu sao được cho đã "bỏ của chạy lấy người".

Cụ thể, từ năm 2010, tuyến đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình đoạn qua địa phận tỉnh Hòa Bình có chiều dài 26km được chính thức khởi công. Trong đó, đoạn không qua đô thị (cao tốc loại B) có vận tốc thiết kế 100km/h, 6 làn xe, mặt cắt ngang 33 m (chưa kể đường gom); đoạn qua đô thị (đường phố chính) có vận tốc thiết kế 60km/h, mặt cắt ngang 42 m.

Ban đầu, tổng mức đầu tư của dự án là 6.745 tỷ đồng do Geleximxo đầu tư xây dựng và chuyển giao theo dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự kiến thời gian thi công phần đường là 30 tháng và cầu lớn 42 tháng. Đến giữa năm 2013, Geleximco đã xin dừng triển khai dự án do không thể hoàn thành công trình theo tiến độ đã cam kết.


Trục đường Hòa Lạc – Hòa Bình hiện nay vừa được thông xe ngày 10/10/2018.

Sau đó liên danh Tổng công ty 36 - Công ty CP Đầu tư và Thương mại Hà Nội - Công ty CP Xây lắp và Thương mại Trường Lộc được chỉ định làm nhà đầu tư không qua đấu thầu theo hình thức BOT. Tuy nhiên, quy mô 6 làn đường, dự án đã được rút từ "cao tốc” xuống thành "đường” dẫn đến chỉ còn 2 làn xe. Còn nữa, trong quá trình đầu tư, do liên doanh thiếu vốn, dự án từng 2 lần bị ngân hàng dừng giải ngân do lo ngại vỡ trận phương án tài chính.

Trong khi các tỉnh, thành giáp ranh với thủ đô Hà Nội hầu như đã có đường cao tốc đi qua, còn duy nhất tỉnh Hòa Bình đến nay chưa có cao tốc. Mặc dù theo quy hoạch trước năm 2010, tỉnh Hòa Bình đã thấy rất cần thiết về việc đầu tư đường cao tốc nối liền với Thủ đô Hà Nội và đấy là lý do dự án cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình được triển khai.

Tuy vậy, thực tế hiện nay với việc liên doanh Tổng Công ty 36 - Hanco - Trường Lộc đã đầu tư trải thảm, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai – TP Hòa Bình và đầu tư mở mới đường Hòa Lạc – Hòa Bình thì rất khó cho nhà đầu tư nào khác tiếp tục đầu tư them đường cao tốc mới.

Liên doanh giờ đây gần như "Đặc quyền” về tuyến đường từ Hòa Bình – Hà Nội. Tỉnh Hòa Bình muốn có cao tốc thì nhất thiết phải chờ động thái từ liên doanh hoặc phải đợi hết thời gian thu phí, trong khi nhu cầu về giao thông, vận tải từ Hòa Bình về Hà Nội và ngược lại dự tính ngày càng lớn. Trong khi giá vé hiện nay đối với 2 tuyến đường trên bằng với giá vé thu trên các tuyến đường cao tốc.

Gần 30 năm nữa Hòa Bình mới có cao tốc?

Tỉnh Hòa Bình không có đủ tiền để đầu tư 27 km đường cao tốc là thực tế bởi thu ngân sách địa phương hiện nay mỗi năm mới đạt trên 3.000 tỷ đồng, trong khi đó vốn đầu tư cho toàn xã hội trên 10.000 tỷ đồng mỗi năm.

Đối với đầu tư giao thông, hàng năm, nhà nước hỗ trợ hàng trăm tỷ đồng duy tu, nâng cấp mở mới các trục đường nhằm tăng cường giao thương vùng miền. Mặc dù vậy, để nâng cấp tuyến quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai – Hòa Bình và đầu tư mở mới trục đường Hòa Lạc – Hòa Bình rõ ràng tỉnh Hòa Bình là cần tới các nhà đầu tư.


Trục đường Hòa Lạc – Hòa Bình nhìn từ trên cao.

Thực tế hiện nay, liên doanh Tổng Công ty 36 - Hanco - Trường Lộc đã đầu tư cả 2 tuyến kể trên. Việc đầu tư mở mới cao tốc là không thể và chắc chắn không được phép. Còn đối với tỉnh Hòa Bình về Hà Nội rõ ràng muốn có cao tốc thì đến nay buộc phụ thuộc vào sự đầu tư của liên doanh 3 đơn vị trên.

Như vậy, với quy mô dự án đã được phê duyệt cũng như thời gian thu phí hơn 27,6 năm (sau khi hết thời hạn dự án) tỉnh Hòa Bình may ra mới có đường cao tốc. Rất khó cho việc liên doanh đầu tư mở rộng các tuyến đường trên nếu không có sự can thiệp của Nhà nước.

Gần 30 năm tới chưa ai có thể tính toán hết được sự phát triển như vũ bão về KT – XH hay sự cần thiết của việc giao thương đi lại của người dân tỉnh Hòa Bình nói riêng và cả tây Bắc nói chung khi phải về thủ đô Hà Nội và các tỉnh miền xuôi.

Tỉnh Hòa Bình đã rất ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của liên danh Tổng Công ty 36 - Hanco - Trường Lộc trong việc huy động vốn đầu tư nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai (Hà Nội) - Hoà Bình và đường Hòa Lạc - Hòa Bình. Nhưng mặt khác nhiều người cũng rất quan tâm đến sự phát triển TK- XH tỉnh nhà khi mà chưa biết đến bao giờ Hòa Bình mới có được con đường cao tốc nối liền Hà Nội theo đúng nghĩa.


HTrung


Các tin khác


Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ “Bình đẳng trong hôn nhân”

Tại huyện Lạc Sơn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh vừa tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ "Bình đẳng trong hôn nhân”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ, được triển khai tại 4 xã: Lạc Thịnh, Đoàn Kết (Yên Thủy) và Hương Nhượng, Định Cư (Lạc Sơn).

Thẩm định điển hình tiên tiến các sở, ban, ngành năm 2024

Sáng 26/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình tiên tiến năm 2024 của các sở, ban, ngành.

Viettel Hoà Bình tổ chức Lễ trao thưởng chương trình “Lên 4G, lên đời”

Ngày 25/4, Viettel Hoà Bình tổ chức Lễ trao thưởng cho khách hàng trong chương trình khuyến mại "Lên 4G – Lên đời”.

Thẩm định điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Lạc

Ngày 25/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Lạc.

Thẩm định điển hình tiên tiến trên địa bàn huyện Lạc Sơn

Đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn vừa tổ chức thẩm tra điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Sơn.

9 đội tham gia Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, UBND huyện Kim Bôi tổ chức Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn PCCC” năm 2024. Tham gia hội thi có 9 đội từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục