Có tới 33,7% các vụ bạo lực gia đình có nguyên nhân xuất phát từ rượu bia. Rượu bia đang là "chất xúc tác” nguy hiểm dẫn tới tình trạng bạo lực gia đình, tai nạn giao thông và nhiều hệ lụy xã hội khác.


"Chất xúc tác” của bạo lực gia đình, tai nạn giao thông

Tại Việt Nam, rượu, bia xếp thứ 5 trong 15 yếu tố nguy cơ sức khỏe hàng đầu. Số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy năm 2012 có 8,3% số trường hợp tử vong liên quan đến sử dụng rượu, bia, 71,7% trường hợp tử vong do xơ gan ở nam do sử dụng rượu, bia. Thống kê tại Viện Sức khỏe tâm thần Trung ương cho thấy, tỷ lệ điều trị tâm thần do rượu chiếm 5-6% số bệnh nhân tâm thần và có xu hướng gia tăng. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), rượu là nguyên nhân của 31% vụ án gây thương vong, 33% vụ hiếp dâm tại Việt Nam.

TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, khoảng gần 30% số vụ gây rối trật tự xã hội, 33,7% các vụ bạo lực gia đình có nguyên nhân xuất phát từ việc sử dụng rượu, bia.

Trong một nghiên cứu mới đây ghi nhận, gần 70% người trả lời đã phải chịu một/một số tác hại từ người uống rượu, bia xung quanh mình (bạn bè, người quen, đồng nghiệp, người lạ và đặc biệt là người thân trong gia đình); 21% cha mẹ/người chăm sóc chính cho biết trẻ em trong gia đình đã chịu tác hại từ việc sử dụng rượu bia của người xung quanh và 14% gia đình có trẻ đã chịu ít nhất một trong năm tác hại liên quan gồm bị người uống rượu bia đánh đập, phải chứng kiến bạo lực nghiêm trọng liên quan đến rượu, bia trong gia đình, bị bỏ mặc, thiếu sự chăm sóc bảo vệ của người lớn, gia đình không còn tiền để chi cho các nhu cầu thiết yếu cho trẻ do thành viên hộ gia đình sử dụng rượu bia gây ra.

Trong số các hộ gia đình có người uống rượu bia, 10-15% hộ gia đình phải đối mặt với các vấn đề: bạo lực gia đình liên quan đến rượu, bia, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng; người uống rượu bia không muốn/không đủ sức khỏe để lao động, kiếm sống; người uống rượu bia không muốn/không đủ sức khỏe để đảm đương các công việc gia đình.


Tình trạng bạo lực gia đình và thành viên hộ gia đình bị chấn thương liên quan đến rượu bia xảy ra phổ biến hơn ở các gia đình có người uống ở mức có hại; Bạo lực gia đình liên quan đến rượu bia cũng xuất hiện nhiều hơn ở hộ có mức sống thấp. Tác hại từ việc sử dụng rượu bia của người lớn đối với trẻ em được ghi nhận phổ biến hơn ở các hộ gia đình ở nông thôn, thu nhập thấp và có người sử dụng nhiều rượu bia.

Nghiêm trọng hơn, phụ nữ và trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số đang là đối tượng gánh chịu tác hại từ việc sử dụng rượu bia của người xung quanh, đặc biệt là người trong gia đình. Trong đó, 50% phụ nữ cho biết người uống rượu bia nhiều gây các ảnh hưởng bất lợi nhiều nhất đến bản thân họ là người thân trong gia đình, cao gấp 7 lần so với ở nam giới (14,9%). 44,2% phụ nữ cho biết chồng/bạn tình là người uống rượu bia nhiều gây ảnh tiêu cực nhất, cao gấp 12,8 lần so với nam giới (6%).

Rượu, bia là một trong ba nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông tại Việt Nam ở nam giới độ tuổi 15-49. Năm 2014, WHO cho biết tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia tại Việt Nam ước tính chiếm 36,2% ở nam giới và 0,7% ở nữ giới. Nghiên cứu của WHO trên 18.412 nạn nhân tai nạn giao thông nhập viện thì 28% người đi xe máy có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép (50 mg/dl), 66,8% người lái xe ô tô có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép (0 mg/dl).

Theo số liệu thống kê mới nhất, trung bình mỗi năm Việt Nam có 15.000 người chết vì tai nạn giao thông, trong đó 4.800 trường hợp có liên quan đến rượu, bia.

Không thể làm ngơ trước tác hại của việc lạm dụng bia, rượu

TS Nguyễn Huy Quang cho biết, mặc dù mức sử dụng rượu bia bình quân đầu người của Việt Nam thấp hơn một số nước nhưng tỷ lệ người lớn và trẻ em ở Việt Nam chịu tác hại từ việc sử dụng rượu bia của người khác trong 12 tháng qua lại thuộc nhóm hai nước cao nhất.

Pháp luật về quản lý đối với sản phẩm rượu, bia hiện mới chỉ chủ yếu tập trung vào các quy định về kiểm soát sản xuất, kinh doanh, nhằm giảm thiểu hậu quả của sử dụng rượu, bia mà chưa có các quy định mang tính phòng ngừa (Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu). Chỉ khi việc sử dụng rượu, bia dẫn đến các hậu quả xấu trong các quan hệ xã hội như tham gia giao thông khi có sử dụng rượu bia, có hành vi vi phạm pháp luật hành chính, hình sự do sử dụng rượu, bia hoặc vi phạm các điều kiện sản xuất, kinh doanh thì mới bị xử lý.

Trong khi đó, các nội dung khác như tuyên truyền, giáo dục; các quy định về hạn chế tuổi sử dụng, giờ bán, địa điểm bán, kiểm soát quảng cáo, khuyến mại, tài trợ rượu, bia, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì, các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng rượu, bia, các biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp rượu, bia nhằm mục đích phòng, chống tác hại của rượu, bia, quản lý chặt chẽ đối với rượu, bia đều chưa được quan tâm đúng mức.

Theo khuyến cáo của WHO, để kiểm soát rượu bia, Việt Nam cần phải thực hiện ba nhóm giải pháp cơ bản để giảm tính sẵn có của rượu, bia gồm có hệ thống chính sách và pháp luật đầy đủ nhằm kiểm soát tác hại của rượu, bia; tuyên truyền thường xuyên, liên tục về nguy cơ, hậu quả, biện pháp phòng ngừa và tăng cường năng lực cho công tác cưỡng chế thực thi các chính sách liên quan.

Trong đó, quan trọng nhất là Việt Nam cần có một Luật riêng để kiểm soát tác hại của rượu bia. Việt Nam đã xây dựng dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu, bia với ba mục tiêu gồm kiểm soát quảng cáo; giảm tính sẵn có của rượu bia; tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, tăng giá bán rượu bia.

Tuy nhiên, sau nhiều lần sửa đổi, dự thảo luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV không đề cập tới nội dung tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với loại đồ uống có cồn này.

TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế nhận định, dự thảo Luật thực tế "yếu” so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới – WHO. Luật ban đầu mang tính tuyên ngôn, quan điểm của Nhà nước với phòng, chống tác hại rượu bia, giảm tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến không lây nhiễm trong đó có tim mạch, ung thư, tâm thần. Luật này sẽ mang thông điệp truyền thông mạnh mẽ nhằm thay đổi hành vi uống rượu bia, bảo đảm sức khỏe và làm tăng ý thức doanh nghiệp về kinh doanh rượu bia, cửa hàng bán rượu bia.

Hiện, hơn 100 nước đã có luật này, kể cả những nước là quê hương sản xuất rượu trên thế giới. Do đó, việc ban hành Luật Phòng chống tác hại rượu, bia là một giải pháp để bảo vệ sức khỏe người dân thông qua việc giảm mức tiêu thụ và kiểm soát quảng cáo, để hạn chế tới mức thấp nhất tai nạn giao thông; bạo lực gia đình; những hệ lụy xã hội khác… từ việc lạm dụng rượu, bia gây ra.


Theo Nhandan

Các tin khác


Khánh thành công trình thanh niên "Sân chơi thiếu nhi" tại xã Nà Phòn

Ngày 26/3, Agribank Chi nhánh huyện Mai Châu phối hợp Ban Thường vụ Huyện Đoàn Mai Châu tổ chức khánh thành công trình thanh niên "Sân chơi thiếu nhi" tại xóm Xăm Pà, xã Nà Phòn nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024), kỷ niệm 36 năm Ngày Thành lập Agribank (26/3/1988 - 26/3/2024) và chào mừng Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên các cấp nhiệm kỳ 2024-2029. Tới dự có lãnh đạo UBND huyện Mai Châu và Agribank chi nhánh huyện.

Đoàn Thanh niên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh tặng sân chơi thanh thiếu nhi xã Quyết Thắng

Thiết thực kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với chủ đề "Thanh niên xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”, Chi đoàn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh vừa bàn giao công trình "Sân chơi thanh thiếu nhi” tại xóm Băn Chao, xã Quyết Thắng, huyện Lạc Sơn. Đây là xã Viện kiểm sát nhân dân tỉnh được UBND tỉnh phân công giúp đỡ giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 2453/QĐ- UBND, ngày 27/10/2021.

Màu áo xanh tình nguyện trên quê hương Tử Nê

Những ngày tháng 3, màu áo xanh tình nguyện của tuổi trẻ xã Tử Nê (Tân Lạc) ghi dấu ở các địa bàn, thực hiện nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực. Nhiệt huyết, không ngại khó, ngại khổ với phương châm "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên", đoàn viên, thanh niên hăng hái tham gia các công trình, phần việc, góp phần làm thay đổi diện mạo quê hương.

Huyện Yên Thủy: Hai trẻ tử vong do đuối nước

Theo thông tin từ UBND xã Đoàn Kết (Yên Thủy), chiều 24/3, cháu B. B. N, sinh năm 2019, trú tại xóm Xàm, xã Phú Lai (Yên Thuỷ) và cháu B. H. V, sinh năm 2020, trú tại xóm Đồng Bài, xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình) ở nhà chơi với bà ngoại và mẹ đẻ cháu B. H. V tại xóm Nam Thái, xã Đoàn Kết. Khoảng 16h30', mẹ cháu V không thấy các cháu nên đi tìm thì phát hiện 2 cháu nổi dưới ao phía sau nhà.

Chương trình Ngày Đoàn viên cấp tỉnh

Ngày 24/3, tại huyện Lương Sơn, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn phối hợp cùng Huyện Đoàn Lương Sơn tổ chức chương trình "Ngày Đoàn viên” cấp tỉnh năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục