(HBĐT) -Trong nhiều năm liên tiếp, xã Pà Cò (Mai Châu) luôn là điểm nóng của nạn tảo hôn. Trong năm 2018, xã Pà Cò xảy ra 15 trường hợp tảo hôn. Tảo hôn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với đời sống xã hội.
Cán bộ dân số xã Pà Cò (Mai Châu) tuyên truyền tới người dân về hệ lụy của nạn tảo hôn.
Tại xã Pà Cò tảo hôn tồn tại từ rất lâu và đã ăn sâu, bén rễ vào cuộc sống của đồng bào người Mông chưa thể xóa bỏ trong ngày một, ngày hai. Người con gái Mông làm vợ, làm mẹ từ thuở 13, 14, đang ở tuổi ăn, tuổi học nhưng từ khi lấy chồng, sinh con, bao nhiêu gánh nặng cuộc sống đè lên đôi vai các em. Trường hợp Sùng A. M. (sinh ngày 10/2/2000) kết hôn với em Tếnh Thị C. (sinh ngày 1/6/2001) ở xóm Xà Lĩnh. Đôi bạn trẻ lấy nhau vào ngày 1/2/2018 theo phong tục bắt vợ của người Mông. Em Tếnh Thị C. bộc bạch: "Tập quán người Mông là lấy vợ, lấy chồng sớm. Nếu con gái không chủ động tìm hiểu để lấy chồng sớm khi quá tuổi sẽ khó lấy chồng. Dù đang đi học nhưng khi được chồng em tìm hiểu, hai đứa cảm thấy ưng là lấy nhau”.
Đồng chí Sùng A Màng, Chủ tịch UBND xã Pà Cò chia sẻ: Tảo hôn đã ăn sâu vào tiềm thức của bà con đồng bào Mông, nguyên nhân chính là do tư tưởng lạc hậu muốn con em lập gia đình sớm, sinh thêm con, cháu để có nhân lực lao động sản xuất. Bà con người Mông có tâm lý ngại thay đổi những hủ tục. Khi cán bộ dân số đến tuyên truyền thì tìm cách trốn tránh, đưa ra những lý do không thể hoãn cưới. Ngoài ra, hiện nay, tình trạng phát triển của internet tác động đến thanh niên dẫn đến một số trường hợp tảo hôn ngoài ý muốn.
Tảo hôn tại Pà Cò thường diễn ra vào sau Tết truyền thống của đồng bào Mông, khoảng tháng 2, tháng 3. Người Mông quan niệm sau Tết lấy nhau để gặp nhiều may mắn, khi lộc xuân đơm trồi, những bông hoa mận, hoa đào bung nở, người con gái Mông bắt đầu về nhà chồng.
Tảo hôn để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Những cặp tảo hôn tuổi đời còn quá nhỏ thiếu sự hiểu biết về hôn nhân, sức khỏe sinh sản, phát sinh mâu thuẫn dẫn đến bạo lực gia đình. Đau lòng hơn, nhiều cặp vợ chồng lấy nhau quá sớm nên sự hiểu biết, suy nghĩ chưa chín chắn. Chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt, hiểu lầm nhau dẫn đến ly hôn. Những đứa trẻ thiếu sự quan tâm của cha, mẹ sa vào tai - tệ nạn xã hội như nghiện hút, buôn bán ma túy. Tảo hôn ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập, kìm hãm sự phát triển trong học tập của thanh niên. Con của các cặp vợ chồng tảo hôn dễ sinh non, thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng kém. Ngoài ra, tảo hôn còn ảnh hưởng lớn tới sự phát triển KT-XH của xã Pà Cò. Năm 2018, thu nhập bình quân của xã ước đạt 9,5 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 28,59%.
Đồng chí Hà Thị Dậu, Giám đốc Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Mai Châu cho biết: Để giảm tình trạng tảo hôn trên địa bàn xã Pà Cò, trước tiên xã Pà Cò cần thực hiện theo đúng nội dung Nghị quyết số 03 về phòng - chống tảo hôn trên địa bàn huyện Mai Châu giai đoạn 2016 - 2020. Cần tăng cường công tác tuyên truyền về hệ lụy của tảo hôn tới mọi tầng lớp nhân dân để thay đổi nhận thức, hành vi, tiến tới xóa bỏ những hủ tục lạc hậu của đồng bào Mông. Kiện toàn, đổi mới hoạt động, phát huy sức mạnh của các tổ chức, đoàn thể trong vận động nhân dân thực hiện nếp sống mới. Đặc biệt, lực lượng cộng tác viên dân số phải nắm rõ những trường hợp có tư tưởng tảo hôn để có kế hoạch vận động người dân thực hiện đúng quy định pháp luật. Phát huy sức mạnh của đội ngũ người có uy tín, trưởng xóm trong tuyên truyền phòng, chống tảo hôn.
Thu Thủ
(HBĐT) -Mặc dù đã có sự chỉ đạo xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cơ sở nhưng trong năm qua, toàn tỉnh vẫn xảy ra hàng chục vụ ngộ độc thực phẩm với trên 200 người mắc, trong đó 1 người tử vong. Đó là con số biết nói và cũng là lời thức tỉnh tác động đến ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành hữu quan và từ mỗi người dân trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP).
(HBĐT)-Ngày 8/1, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đã tới thăm hỏi, động viên em Bùi Đức Hoàng (SN 2011) tại xóm Hồi, xã Bắc Sơn (Kim Bôi) bị bỏng nước sôi rất nặng. Hiện tại, em Bùi Đức Hoàng đang điều trị tại Viện bỏng quốc gia. Tại Viện bỏng quốc gia, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đã trao 2 triệu đồng tới em. Gia đình em thuộc hộ đặc biệt khó khăn, nên việc điều trị cho em tại Viện bỏng quốc gia gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đang kêu gọi sự hỗ trợ về vật chất của các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh để chữa trị cho em.
(HBĐT)- Vừa qua, đường dây nóng Báo Hòa Bình có nhận được phản ánh và đề nghị của công dân Bùi Văn Hữu trú tại xóm Mương 2, xã Do Nhân, huyện Tân Lạc về sự việc sau:
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh gửi thư xin lỗi đến nhân dân, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đồng nghiệp trong ngành Công Thương.
(HBĐT) - Nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội, cán bộ,
hội viên, phụ nữ trong việc xây dựng nông thôn mới (NTM), đồng thời huy động sự
tham gia ủng hộ của hộ gia đình, nhân dân và các cấp, ngành trong thực hiện xây
dựng mô hình NTM kiểu mẫu bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, trong đó quan
tâm đến tạo cảnh quan, môi trường xanh – sạch – đẹp, văn minh, văn hóa, năm
2018 Hội LHPn tỉnh đã xây dựng mô hình "Xóm kiểu mẫu”, "Gia đình kiểu mẫu”. Sau
một năm triển khai thực hiện, mô hình đã nhận được sự ủng hộ tích cực của nhân
dân tại địa phương và đã đem lại hiệu quả tích cực.
(HBĐT) -Sáng 8/1, BQL Quỹ "Vì người nghèo” tỉnh tổ chức trao tiền hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết cho 5 gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Cao Phong.