(HBĐT) - Hiện nay, tình trạng sinh con thứ 3 tại xã Hợp Kim (Kim Bôi) đang là bài toán khó của cấp ủy, chính quyền xã. Năm 2017, xã không có trường hợp sinh con thứ 3. Tuy nhiên, năm 2018, toàn xã có 3 trường hợp sinh con thứ 3. Theo dự báo, con số này có nguy cơ gia tăng vì hiện tại, số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) chỉ đạt 77,8%.


Cán bộ Dân số-KHHGĐ xã Hợp Kim (Kim Bôi) tuyên truyền về các biện pháp tránh thai cho chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Trong năm 2018, cấp ủy, chính quyền xã Hợp Kim đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và nhân dân về chính sách DS-KHHGĐ; các Hội, đoàn thể tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động hội viên trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện các BPTT; tuyên truyền, vận động người dân thực hiện đề án xã hội hóa các BPTT. Ban DS-KHHGĐ xã nắm tình hình, cử cộng tác viên dân số đến những gia đình có ý định sinh con thứ 3 để vận động các hộ dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt. UBND xã giao trạm y tế xã phối hợp với Đoàn Thanh niên duy trì tốt Câu lạc bộ tiền hôn nhân; tổ chức truyền thông cho học sinh về sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên tại trường THCS trên địa bàn. Xã Hợp Kim được Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh chọn là địa điểm tổ chức giao lưu văn nghệ truyền thông về dân số; giao lưu truyền thông về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh con thứ 3 trên địa bàn xã vẫn tăng mạnh.

 Theo tìm hiểu của chúng tôi, đối tượng sinh con thứ 3 tại xã Hợp Kim gồm nhiều thành phần như nông dân, công chức, viên chức. Trường hợp của chị Trần Thị T., xóm Gò Chè đã có 2 con (1 trai và 1 gái), tuy nhiên, gia đình chị vẫn có ý định sinh thêm con thứ 3. Nắm được tình hình, Ban DS-KHHGĐ phối hợp với các Hội, đoàn thể đến vận động gia đình dừng lại ở 2 con, nhưng gia đình chị T. không hợp tác và vẫn quyết định sinh con thứ 3 với lý do cho "vui cửa vui nhà", "đông con đông của".

       Đồng chí Quách Anh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Hợp Kim cho biết: Tỷ lệ sinh con thứ 3 trên địa bàn xã có xu hướng tăng do những nguyên nhân như: Một số gia đình còn nặng quan niệm phải có con trai để "nối dõi tông đường”. Mặt khác, do đời sống kinh tế của người dân được nâng cao, kinh tế phát triển, nhiều gia đình đã "có nếp, có tẻ” nhưng vẫn muốn sinh thêm con cho "vui cửa vui nhà”. Một số hộ gia đình do không áp dụng các BPTT dẫn đến lỡ kế hoạch. Ngoài ra, một số văn bản quy định xử lý vi phạm còn những kẽ hở, nhiều người lợi dụng "lách luật”. Hiện, việc xử lý cán bộ, công chức, viên chức vi phạm chính sách dân số chủ yếu được xử lý ở hình thức khiển trách, kéo dài thời gian nâng lương nên chưa đủ sức răn đe.

       Việc gia tăng tình trạng sinh con thứ 3 đồng nghĩa với sự gia tăng hệ lụy mất cân bằng giới tính. Năm 2018, tổng số trẻ sinh ra tại xã Hợp Kim là 45 trẻ, trong đó có 26 bé trai và 19 bé gái. Hệ lụy khác nữa là dân số phát triển không hợp lý, mất ổn định về quy mô. Ngoài ra, việc gia tăng tình trạng sinh con thứ 3 ảnh hưởng lớn tới sự phát triển KT-XH của địa phương. Theo quy định mới, các xóm có trường hợp sinh con thứ 3 sẽ không được công nhận xóm, khu dân cư văn hóa, tạo áp lực về y tế, giáo dục cho địa phương.

       Đồng chí Quách Anh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Hợp Kim cho biết thêm: Thời gian tới, UBND xã tập trung chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, nhằm đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. Vận động mỗi gia đình dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt và giúp mọi nhà thông suốt tư tưởng, giải tỏa tâm lý định kiến giới. Giao Ban DS-KHHGĐ xã tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm chính sách dân số trên địa bàn. 

                                                                                                 Thu Thủy

Các tin khác


Người dân đổ về các bãi biễn giải nhiệt dịp lễ 30/4

Kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày cùng với thời tiết nắng nóng tạo cơ hội cho nhiều người chọn các bãi biển để vui chơi, giải nhiệt.

Đổi thay nơi ghi dấu chiến công bắn rơi máy bay Mỹ

Chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh trên trận địa phòng không đồi Mèng, đồi Nâu của những chiến sỹ dân quân xóm Lục, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) còn mãi lưu danh. Thế hệ hôm nay và mai sau khắc ghi niềm tự hào, nguyện tiếp bước cha anh đóng góp, xây dựng quê hương Yên Nghiệp ngày càng giàu đẹp.

Để vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển bền vững

Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) bình quân giảm từ 2,5 - 3%/năm; 14/33 xã đặc biệt khó khăn cán đích nông thôn mới; cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống được đầu tư; nhiều giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát huy gắn với phát triển du lịch... đó là những kết quả đáng ghi nhận sau nhiều năm triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) trên địa bàn tỉnh.

Tiếp nối truyền thống "Ba đảm đang”

Dù ở giai đoạn lịch sử nào, phụ nữ các dân tộc tỉnh Hoà Bình cũng luôn có đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp nối ngọn lửa "Đội quân tóc dài”, truyền thống "Ba đảm đang”, trong giai đoạn mới, các cấp Hội LHPN trong tỉnh chú trọng xây dựng hình ảnh người phụ nữ Hòa Bình thời đại mới, nghĩa tình, năng động, sáng tạo, có trách nhiệm với gia đình và Tổ quốc, trở thành nguồn nhân lực quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám thiện nguyện cho gần 150 người dân xã Tự Do

Ngày 27/4, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình gồm 24 cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế do TS. BS Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Bệnh viện làm trưởng đoàn tổ chức chương trình khám bệnh thiện nguyện "Vì sức khoẻ cộng đồng” cho người dân xã Tự Do, huyện Lạc Sơn. Chương trình có sự phối hợp của Trung tâm Y tế huyện Lạc Sơn, Trạm Y tế xã và các cán bộ địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục