(HBĐT) - Đi vào những việc làm cụ thể, đó là cách mà nhiều cấp, ngành, địa phương đã áp dụng để triển khai hiệu quả phong trào thi đua "Dân vận khéo”. Qua đó, xuất hiện ngày càng nhiều những tấm gương cán bộ, đảng viên, cơ quan, đơn vị tiêu biểu trong thực hiện "Dân vận khéo” vì lợi ích nhân dân.
Bí thư chi bộ xóm Ngọc Lâm Lý Kim Hương (bên phải), xã Cao Răm (Lương Sơn) gặp gỡ lãnh đạo xã phản ánh tình hình, tìm hướng phát triển kinh tế cho bà con.
Đã ngót nghét hai thập kỷ, người dân xóm Ngọc Lâm nói riêng và xã Cao Răm - nay thuộc xã Cao Sơn (Lương Sơn) nói chung vẫn kể cho nhau nghe chuyện về Bí thư chi bộ Lý Kim Hương mang cơm đùm, cơm nắm lên tỉnh xin mở đường cho dân. Để hôm nay, con đường dài 4 km được rộng mở, đưa xe ô tô của các tiểu thương về tận xóm, giúp Ngọc Lâm trở thành bản người Dao trù phú.
Nhớ về những năm 2000, đảng viên Lý Kim Hương chia sẻ: Đúng là khi ấy rất khó khăn để tới Ngọc Lâm bởi chỉ có duy nhất một con đường đất dốc, trơn trượt. Lúc tạnh ráo đã khổ, khi trời mưa, người dân Ngọc Lâm phải quấn xích đặc chế vào bánh xe mới có thể đi lại. Người Dao vốn quen du canh du cư, để vận động bà con định canh định cư thì yêu cầu mở đường, mở sinh kế là yếu tố tiên quyết.
Nghĩ là làm, năm 2002, thay mặt dân bản và già làng Lương Tài Khoa - người khai sinh ra bản Dao Ngọc Lâm, đồng chí Lý Kim Hương đã mang đơn xin mở đường lên tỉnh để nộp. Đến năm 2005, UBND tỉnh đã cấp kinh phí cho máy ủi về thông tuyến, mở đường để ô tô có thể vào tận xóm. "Khi ấy, con đường đất dù vẫn còn khó khăn, nhưng đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc giải bài toán cơm no, áo ấm” - đảng viên Lý Kim Hương khẳng định.
Không chỉ vận động nhân dân trồng ngô, trồng luồng, trong các cuộc họp xóm, Bí thư chi bộ Lý Kim Hương cùng già Lương Tài Khoa còn vận động nhân dân quyết tâm thực hiện "3 không”: không mê tín - dị đoan, không tảo hôn, các gia đình trẻ không sinh con thứ 3. Trong các ngày Tết, lễ, ngày cưới, thủ tục rườm rà, tốn kém đã giảm nhiều. Từ năm 2006, bản Dao Ngọc Lâm liên tục được công nhận làng văn hóa cấp huyện, nói không với các tai, tệ nạn xã hội”- Bí thư chi bộ Lý Kim Hương phấn khởi cho biết.
Từ việc dân vận khéo của Bí thư chi bộ Lý Kim Hương và già làng trong bản, bản người Dao quần chẹt Ngọc Lâm ngày càng khởi sắc. Năm 2019, thu nhập bình quân của người dân đạt gần 30 triệu đồng, cao hơn bình quân chung của xã. Bản đã xóa hộ nghèo, số hộ khá, giàu ngày càng được nâng lên.
"Nghề truyền tải điện với các đường dây chạy dài qua nhiều địa hình, địa bàn dân cư khác nhau, để quản lý, vận hành hiệu quả, đội ngũ cán bộ, công nhân không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải làm tốt công tác dân vận” - đó là chia sẻ của anh Nguyễn Văn An, công tác tại Truyền tải Điện Hòa Bình.
Để đảm bảo an toàn cũng như thực hiện các dự án đường dây truyền tải điện, việc trồng cây cao vi phạm hành lang lưới điện là điều cần hết sức tránh. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà không ít gia đình kiên quyết không cho chặt cây hoặc không đồng ý giải phóng mặt bằng. Để giải quyết những trường hợp như vậy không phải là việc dễ.
Là người có nhiều năm kinh nghiệm làm dân vận, luôn được đơn vị tin tưởng giao nhiệm vụ vận động nhân dân ở những "điểm nóng”, anh An tâm sự: Để người dân chấp hành chúng tôi phải kiên trì tuyên truyền, thuyết phục. Khi kiểm tra, sửa chữa đoạn tuyến, chúng tôi luôn tìm hiểu các hộ dân liên quan, thăm hỏi, dành thời gian gặp gỡ, lâu dần thành thân quen với gia đình. Khi đã có mối quan hệ tốt, bà con còn thông tin cho chúng tôi tình hình trên tuyến, tham gia bảo vệ công trình, thậm chí giúp đỡ các phần việc như: phát quang móng cốt, hành lang…
Hiện nay, toàn tỉnh có gần 4.700 mô hình "Dân vận khéo” ở các lĩnh vực kinh tế, VH-XH, QP-AN và xây dựng hệ thống chính trị. Để nâng cao chất lượng các mô hình, ngày 4/7/2019, BCĐ phong trào thi đua "Dân vận khéo” tỉnh đã ban hành Hướng dẫn số 12 về quy trình xây dựng mô hình và tiêu chí xét công nhận tập thể, cá nhân đạt danh hiệu điển hình "Dân vận khéo”.
Đồng chí Nguyễn Quang Minh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy cho biết: Trong thời gian tới, để tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện phong trào "Dân vận khéo”, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần tiếp tục quán triệt sâu sắc, triển khai hiệu quả các văn bản của T.Ư và của tỉnh về công tác dân vận; gắn việc thực hiện công tác này với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của địa phương, đơn vị… Bên cạnh đó, tập trung rà soát, đánh giá, nhân rộng mô hình có chất lượng; kịp thời biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc.
Hải Yến
Trong 6 ngày nghỉ Tết (từ 29 tháng chạp đến mồng 4 Tết), CSGT cả nước xử phạt 2.298 tài xế vi phạm nồng độ cồn. Trước diễn biến tai nạn, vi phạm dịp Tết, Bộ Công an vừa có công điện yêu cầu công an các tỉnh, lực lượng CSGT tăng cường tuần tra xử phạt nghiêm vi phạm, không để xảy ra ùn tắc.
(HBĐT)-Cây đào là cây biểu tượng của mùa xuân. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, cây đào không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt. Nhắc đến cây đào ở Hòa Bình thì nhiều người nhắc đến những người trồng đào ở xã Đồng Tâm (Lạc Thủy). Họ thường gọi với tên trìu mến vùng đất "Mang xuân đến muôn nhà”.
Với người Việt, Tết là dịp để mọi người tề tựu đông đủ bên nhau trong bữa cơm gia đình, cùng nhau đón chào năm mới với nhiều niềm vui và lời chúc may mắn. Thế nhưng trong mắt người nước ngoài, Tết ở Việt Nam vừa vui lại vừa… hụt hẫng, như việc đường phố mới đó còn đông đúc bỗng chốc vắng hoe…
(HBĐT) - "Mặc dù trải qua nhiều biến đổi, nhưng mỗi tên xóm, tên làng của Kim Bôi đều gắn bó máu thịt với từng người dân. Đó là kết quả mà bao thế hệ cha ông đã đổ mồ hôi, công sức, xương máu để xây dựng và gìn giữ. Vì thế, trở thành niềm tự hào bất diệt của nhân dân các dân tộc huyện Kim Bôi hôm nay và mãi mãi mai sau”.