(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 42 của Chính phủ về việc hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 giai đoạn 1, xã Chiềng Châu (Mai Châu) đã hỗ trợ cho 15 người có công với cách mạng và thân nhân, 124 đối tượng bảo trợ xã hội, 243 nhân khẩu thuộc hộ nghèo, cận nghèo, với tổng số tiền hỗ trợ hơn 370 triệu đồng. Cũng như địa bàn khác của huyện, tỉnh, xã Chiềng Châu đã, đang triển khai giai đoạn 2 với nhiều khó khăn, vướng mắc.


Trên địa bàn xã Chiềng Châu (Mai Châu) nhiều lao động thuộc các hợp tác xã dệt thổ cẩm phải nghỉ việc, mất thu nhập do giãn cách xã hội, nhưng không thuộc đối tượng trợ cấp. Ảnh chụp tại HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu.

Theo số liệu thống kê của UBND xã, tính đến ngày 10/6, qua rà soát, xã Chiềng Châu có 7 lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc; 53 hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 phải tạm ngừng kinh doanh từ ngày 1/4/2020; 76 người lao động không có giao kết hợp đồng bị mất việc làm; không có trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Đồng chí Hà Văn Tiệp, Chủ tịch UBND xã cho biết: Nghị quyết số 42 được ban hành trong thời gian gấp rút, chưa được tập huấn, phổ biến rộng rãi, dẫn đến cơ sở có nhiều cách hiểu khác nhau. Việc rà soát, phân loại đối tượng được thụ hưởng thực hiện từ cơ sở, trong khi cán bộ cơ sở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hạn chế, dẫn đến công tác tổng hợp còn chậm. Số lượng đối tượng được hỗ trợ nhiều (hỗ trợ người sử dụng lao động và 7 nhóm đối tượng), các đối tượng thường xuyên biến động (chuyển đến, chuyển đi, sinh hoặc chết). Nhất là nhóm đặc thù yếu thế như người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội… có trình độ, nhận thức hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thiện thủ tục, hồ sơ. 

 Đến giai đoạn 2 này, khó khăn phát sinh là công tác phối hợp, rà soát hộ kinh doanh, doanh nghiệp, người lao động mất việc, thiếu việc, ngừng việc, bị giảm sâu thu nhập cũng rất phức tạp, mất nhiều thời gian thẩm định, xác nhận qua các ngành chức năng. Công tác chi trả cho nhóm người lao động bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 chưa được triển khai, nhưng trong quá trình rà soát, thống kê đã gặp phải nhiều vướng mắc. Đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Việc xác định công việc của người lao động thuộc nhóm được hỗ trợ chưa được thống nhất. Ví dụ một số công việc bị ảnh hưởng đo đại dịch Covid-19, nhưng không có trong danh sách các công việc được hỗ trợ như: lái tàu thuyền, lái xe thuê, dịch vụ làm đẹp, thợ mộc, thợ sơn, thợ nhôm kính, thợ cơ khí, thợ sửa xe, thợ sửa điện da dụng, phụ hồ, thợ may làm trong các hợp tác xã dệt thổ cẩm, dịch vụ du lịch… Một số công việc thuộc nhóm được hỗ trợ như bán hàng rong, nhưng thực tế việc bán hàng rong mặt hàng lương thực, thực phẩm như thịt, cá, rau củ quả lại không bị cấm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, nên thực tế công việc, thu nhập không bị ảnh hưởng nhiều.

Việc xác định nguyên nhân, thời gian bắt đầu mất việc, nghỉ việc, hoặc tạm ngừng việc gặp khó khăn. Như một số trường hợp người lao động làm việc thuộc nhóm được hỗ trợ, nhưng tự ý nghỉ việc không phải vì lý do giãn cách xã hội do dịch Covid-19, hoặc nghỉ trước thời điểm thực hiện giãn cách xã hội. Ngoài ra, việc xác định thu nhập của người lao động không có giao kết hợp đồng lao động trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội cũng khó xác định. Đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động có hộ khẩu tại địa phương, nhưng đi làm việc ở xa, không cố định, việc xác minh cũng rất khó khăn. 

Trước thực tế đó, đồng chí Chủ tịch UBND xã Chiềng Châu đề xuất: Cần tiếp tục bố trí kinh phí hỗ trợ bổ sung cho những đối tượng phát sinh mới như: sinh thêm trong năm 2020 thuộc hộ nghèo, cận nghèo; hướng dẫn chi tiết, kịp thời, sát sao để việc triển khai thực hiện giai đoạn 2 đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng, không bỏ sót đối tượng.

Dương Liễu


Các tin khác


Hội Chữ thập đỏ huyện Lạc Thủy: Tích cực tham gia phòng ngừa, ứng phó thiên tai

Thời gian qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Lạc Thủy tích cực tham gia công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai, thảm họa, sơ cấp cứu, cứu trợ đột xuất, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân, nhất là tại các xã ven sông Bôi.

Phát hiện 1 quả đạn pháo chưa nổ tồn sót sau chiến tranh ở lòng sông Đà

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, Công an phường Thịnh Lang vừa tiếp nhận 1 quả đạn pháo là vật liệu nổ nguy hiểm tồn sót sau chiến tranh do người dân phát hiện tại khu vực bờ sông Đà thuộc phường Thịnh Lang (thành phố Hòa Bình).

Phân bổ 13,5 tỷ đồng thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 714/QĐ-UBND về phương án phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024.

Huyện Mai Châu đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại huyện vùng cao Mai Châu, cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xây dựng mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Khẩn trương cấp cứu người bị nạn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương cấp cứu người bị nạn, điều tra, làm rõ nguyên nhân.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Trong tháng 5/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến đến công chức, viên chức, về giá điện, lĩnh vực giáo dục..

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục