(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được người dân xã Yên Phú (Lạc Sơn) sử dụng hiệu quả, trở thành động lực để mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo của địa phương. Cùng với sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền, hội, đoàn thể, sự nỗ lực của người dân, nguồn vốn ưu đãi đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2 - 3% mỗi năm.

 

Từ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH, gia đình anh Bùi Văn Tỵ, xóm Trắng Đồi, xã Yên Phú (Lạc Sơn) đầu tư phát triển kinh tế gia đình, từng bước thoát nghèo.

Gia đình anh Bùi Văn Tỵ ở xóm Trắng Đồi là hộ cận nghèo của xã. Gia đình anh có 7 nhân khẩu, trước đây có 5 - 6 mảnh ruộng manh mún ở các nơi, nên dù chăm chỉ, chịu khó làm ăn vẫn không khấm khá được. Từ năm 2019, thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, gia đình anh dồn đổi còn 2 mảnh ruộng, diện tích trên 2.000 m2, thực hiện luân canh 3 vụ/năm theo công thức 2 màu -1 lúa. Được vay vốn ưu đãi của NHCSXH, gia đình anh đầu tư thâm canh cây màu, lúa giống mới năng suất cao và trồng keo cho hiệu quả kinh tế. Đây chỉ là một trong những hộ điển hình của xã Yên Phú đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay. Cũng từ vốn vay ưu đãi, nhiều hộ dân đã lựa chọn những mô hình kinh tế phù hợp và thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng trên đồng ruộng của mình.

Hiện, xã thực hiện 9 chương trình tín dụng chính sách, tổng dư nợ trên 17,6 tỷ đồng, với 804 hộ vay vốn. Trong đó, chương trình cho vay hộ SXKD vùng khó khăn có dư nợ cao nhất, đạt trên 4,6 tỷ đồng, với 207 hộ vay; chương trình cho vay hộ cận nghèo dư nợ trên 4,5 tỷ đồng, với 191 hộ vay; chương trình cho vay hộ cận nghèo dư nợ trên 3,9 tỷ đồng, với 146 hộ vay; chương trình cho vay hộ nghèo làm nhà ở dư nợ trên 2,6 tỷ đồng, với 266 hộ vay… Xã có 23 tổ tiết kiệm và vay vốn thuộc 4 tổ chức hội nhận uỷ thác. Cùng với quản lý và hướng dẫn các hộ sử dụng vốn ưu đãi hiệu quả, xã vận động các hộ vay vốn tham gia gửi tiền tiết kiệm hàng tháng, với số dư tiền gửi đạt trên 565 triệu đồng. Song song với tăng trưởng dư nợ, NHCSXH huyện luôn chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, tích cực đôn đốc thu hồi nợ, do đó, chất lượng tín dụng được nâng cao, nợ quá hạn chiếm 0,03% tổng dư nợ. Nhìn chung, các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, trả gốc, lãi đúng hạn. Trong các buổi sinh hoạt tổ, ngoài thông tin về chủ trương, chính sách mới của ngân hàng, các tổ viên chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, tạo ra tính cộng đồng cao và sự tự tin cho thành viên trong tổ.

Trong quá trình hoạt động, để nguồn vốn quay vòng và tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác có cơ hội tiếp cận, tiếp cận nhiều hơn vốn ưu đãi của Nhà nước, NHCSXH đẩy mạnh tuyên truyền về các chương trình tín dụng chính sách mới; tăng cường kiểm tra, kiểm soát nguồn vốn vay, chủ động thông báo nợ đến hạn. Có thể nói, từ nguồn vốn ưu đãi đã góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo, xây dựng NTM, bảo đảm ổn định tình hình chính trị, xã hội trên địa bàn xã Yên Phú.

Đồng chí Bùi Văn Đức, Chủ tịch UBND xã cho biết: Là xã thuần nông, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, do đó, xã tích cực vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, xã là điểm sáng trong thực hiện dồn điền đổi thửa của huyện. Nhờ chính sách của Đảng và Nhà nước, người nghèo, hộ chính sách được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, trả gốc, lãi đúng hạn. Nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 11,8%, thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 34 triệu đồng.


Đinh Thắng

Các tin khác


9.571 hội viên phụ nữ thành phố Hòa Bình cài đặt và sử dụng ứng dựng Bluzone

(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của T.Ư, tỉnh và Công văn số 1506, ngày 6/8/2020 của Hội LHPN tỉnh về việc hướng dẫn Nhân dân cài đặt ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm Covid-19 - khẩu trang điện tử Bluezone, 100% cơ sở Hội LHPN TP Hòa Bình đã triển khai trên các kênh truyền thông, các nhóm zalo, facebook, trang cá nhân của đội ngũ cán bộ, hội viên nòng cốt.

Xã Hợp Phong: Khó khăn trong công tác tư pháp - hộ tịch sau sáp nhập

(HBĐT) - Sau sáp nhập, xã Hợp Phong (Cao Phong) có địa bàn rộng, dân số đông, nhiều xóm xa trung tâm xã, cán bộ làm công tác tư pháp - hộ tịch có 2 người nên cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết công việc.

Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Hưởng ứng phong trào "Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM)”, những năm qua, Hội Nông dân các cấp đã phát huy vai trò nòng cốt, tích cực hưởng ứng, tham gia, đóng góp công sức, tiền của xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện, nâng cao đời sống người dân, góp phần làm thay đổi diện mạo xã NTM.

Tăng tốc trên lộ trình giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Năm 2020 là năm cuối thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) Giảm nghèo bền vững (GNBV) giai đoạn 2016 - 2020. Dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng tỉnh đã có sự điều hành linh hoạt để vượt qua, cán đích mục tiêu giảm 2,8% hộ nghèo vào tháng 12/2020.

Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh: Nâng cao chất lượng ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể

(HBĐT) - Xác định ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) là nội dung cốt lõi và là nhiệm vụ trọng tâm trong bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ), Công đoàn Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh chủ động triển khai đến Công đoàn cơ sở (CĐCS) thực hiện Bộ luật Lao động. Chú trọng việc sửa đổi, bổ sung, ký mới TƯLĐTT theo hướng phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng với nhiều điều khoản có lợi hơn so với luật định. Nhờ đó, NLĐ được hưởng các chế độ phúc lợi như tiền thưởng, tiền ăn ca, tiền đi lại, hỗ trợ thuê nhà ở, tiền thưởng chuyên cần, cải thiện điều kiện làm việc...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục